vĐồng tin tức tài chính 365

Ủy ban Tư pháp đề nghị không đổi tên tòa cấp tỉnh, huyện

2023-11-09 16:57

Chiều 9/11, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Điều 4 dự thảo nêu hệ thống tổ chức của TAND bao gồm: TAND Tối cao; TAND Cấp cao; TAND phúc thẩm; TAND sơ thẩm; TAND sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự.

Như vậy, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đổi thành TAND phúc thẩm và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đổi thành TAND sơ thẩm.

Ví dụ, TAND thành phố Hà Nội sẽ đổi thành TAND phúc thẩm Hà Nội, TAND quận Hoàn Kiếm thành TAND sơ thẩm Hoàn Kiếm.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tư pháp cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban không tán thành với dự thảo, bởi việc đổi tên chỉ là "vấn đề hình thức" - đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung. Các tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền; chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính độc lập theo thẩm quyền xét xử. Bên cạnh đó, việc thay đổi này dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

Việc này cũng dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp. "Đề nghị giữ nguyên tên gọi của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh như quy định của Luật hiện hành", báo cáo thẩm tra nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Media Quốc hội

Tại tờ trình, Chính phủ cho biết đề xuất này đang có hai luồng ý kiến. Thứ nhất là đồng tình, cho rằng thay đổi trên nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng về "bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử" được đề ra tại Nghị quyết số 27 của Trung ương và phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Tòa án.

Theo Hiến pháp, Tòa án thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia, không phải là Tòa án của tỉnh, huyện hay địa phương nào. Tòa án hoạt động theo thẩm quyền tố tụng nên việc tổ chức theo cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không đơn thuần là đổi tên mà chính là tuân thủ Hiến pháp và đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử.

Ý kiến này cho rằng đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử sẽ dẫn đến phải sửa con dấu, biển hiệu nhưng "lợi ích mang lại sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí thực hiện việc chuyển đổi".

Bên cạnh đó, việc này không ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng; không tăng thêm đầu mối, biên chế; không gây xáo trộn về tổ chức cán bộ; không phải sửa luật có liên
quan vì đã được quy định trong điều khoản chuyển tiếp.

Ở luồng ý kiến thứ hai cho rằng, việc đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền
xét xử chỉ là đổi tên, do đó cần cân nhắc thêm.

Tại văn bản góp ý gửi TAND Tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước cho rằng khi thẩm quyền về địa hạt tư pháp, thẩm quyền giải quyết cơ bản vẫn giữ nguyên thì việc đổi tên không giải quyết được triệt để nhằm "đảm bảo tính độc lập" của tòa án.

TAND cấp tỉnh sẽ có tên mới là TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm trong khi TAND cấp tỉnh vẫn còn thẩm quyền giải quyết, xét xử sơ thẩm là "không phù hợp ngay trong tên gọi". Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có tên tỉnh và tên thành phố trực thuộc trùng nhau, chẳng hạn nếu đổi tên sẽ có TAND sơ thẩm Hưng Yên, TAND phúc thẩm Hưng Yên. "Việc đổi tên mang tính cơ học sẽ dẫn đến sự bất cập trong nhận thức của người dân về phạm vi thẩm quyền sơ thẩm, phúc thẩm theo địa hạt tư pháp của tòa án; từ đó dẫn đến khó khăn khi có nhu cầu tiếp cận tòa án trong thực tiễn", văn bản góp ý nêu.

Dự kiến Luật Tổ chức TAND được xem xét thông qua tại kỳ họp 7, giữa năm 2024.

Sơn Hà

Xem thêm: lmth.5464764-neyuh-hnit-pac-aot-net-iod-gnohk-ihgn-ed-pahp-ut-nab-yu/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ủy ban Tư pháp đề nghị không đổi tên tòa cấp tỉnh, huyện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools