vĐồng tin tức tài chính 365

Giá gạo tăng, dân nghèo gặp khó

2023-11-10 10:00
Giá gạo tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tăng mạnh so với những tháng trước đó - Ảnh: B.ĐẤU

Giá gạo tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tăng mạnh so với những tháng trước đó - Ảnh: B.ĐẤU

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá gạo đã tăng thêm bình quân khoảng 2.000 đồng/kg, trong đó các loại gạo chất lượng tăng cao hơn. 

Còn nếu tính từ đầu năm đến nay, giá gạo trong nước đã tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg tùy loại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn...

Giá gạo "nhảy múa"

Chị Lân, một đại lý gạo tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), cho hay do giá lúa tăng mạnh nên giá gạo gần đây cũng tăng theo. 

"Tuy giá gạo tăng mạnh, nhưng do gạo là mặt hàng thiết yếu, ngày nào cũng phải ăn, không thể thay thế bằng các sản phẩm khác nên sức tiêu thụ vẫn bình thường", chị Lân cho biết.

Anh Kim Thanh, chủ cơ sở bán gạo tại thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long), cho biết gạo ăn thông thường cơ sở anh phân phối trong khu vực hiện đã tăng 1.000 đồng/kg, tức từ 17.000 đồng lên thành 18.000 đồng/kg. 

Giá gạo tăng kéo theo các mặt hàng như cơm, bún, phở... cũng tăng theo khiến người lao động, cán bộ, công nhân viên chức lao động cũng than khó.

Ông Mai Thanh Công, một tiểu thương kinh doanh gạo tại phường Cái Vồn (thị xã Bình Minh), cho biết giá gạo tăng một phần do giá xăng dầu, chi phí vận chuyển, kho bãi tăng nhưng phần lớn vẫn do giá gạo thế giới tăng, kéo giá gạo trong nước tăng theo. Với khách hàng mua ít, việc tăng giá 1.000 - 2.000 đồng sẽ không đáng kể.

"Nhưng với các bếp ăn, các cơ sở chế biến có mức tiêu thụ gạo với số lượng lớn, việc giá gạo tăng cao cũng khiến các cơ sở này gặp khó", ông Công nói.

Ghi nhận tại một cơ sở chế biến bún ở phường Đông Thuận (thị xã Bình Minh) cho thấy do giá gạo nguyên liệu tăng buộc cơ sở này phải tăng giá bán sản phẩm. So với tháng trước, bún tươi đã tăng thêm 1.000 đồng/kg.

"Mỗi ngày chúng tôi sản xuất 1 tấn bún tươi. Nếu giá gạo tiếp tục tăng không dừng lại sẽ rất khó cho cơ sở sản xuất. Tăng giá sản phẩm thì khó tiêu thụ, không tăng theo giá gạo thì không đảm bảo lợi nhuận nên chúng tôi rất lo lắng", chủ một cơ sở sản xuất nói.

Chi phí bữa ăn tăng theo

Một tiểu thương buôn bán gạo tại TP Rạch Giá, Kiên Giang cho hay giá gạo trong nước gần đây liên tục tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến người lao động nghèo. "Tôi mở cửa hàng gạo vài ngày qua nên thấy giá gạo liên tục biến động. 

Nếu so với tháng 10, giá gạo đã tăng ít nhất 2 lần, mỗi lần từ 2.000 - 3.000 đồng/kg tùy theo loại. Việc tăng này đã làm nhiều người lao động ngán ngại mỗi khi mua gạo", vị tiểu thương này nói.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Linh, công nhân tại Khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long), cho hay công việc, thu nhập đang rất bấp bênh nên việc giá cả lương thực tăng cũng bị ảnh hưởng. 

"Lương vẫn bình thường mà giá gạo đã tăng, kéo theo hàng loạt vật giá khác cũng tăng. Trước đây tôi ăn cơm ở quán có giá 25.000 đồng, sau đó tăng lên 27.000 đồng và giờ là 30.000 đồng mỗi phần cơm trưa", anh Linh nói.

Ông Nguyễn Văn Sô, bảo vệ của một doanh nghiệp ở phường 4 (TP Sóc Trăng), cho biết do đặc thù công việc nên ông trực 24/24 giờ, được công ty bố trí phòng riêng. Để tiết kiệm chi tiêu, có tiền gửi về quê cho gia đình, ông Sô tự đi chợ nấu ăn, với lượng gạo tiêu thụ khoảng 8kg gạo thường/tháng. 

Đầu năm 2023, giá loại gạo này chỉ khoảng 12.000 đồng/kg, sau đó tăng dần, lên 13.000 đồng rồi 14.000 đồng.

"Mới hôm qua, tui đến cửa hàng mọi khi mua gạo, khi tính tiền giật mình hỏi người bán có tính lộn không mà chỉ trong một tuần đã tăng thêm 3.000 đồng, lên 17.000 đồng/kg. Không tính tiền mua gia vị, thịt cá... chỉ riêng tiền gạo đã phát sinh thêm 40.000 đồng/tháng. 

Nhưng biết sao bây giờ, cơm thì phải ăn mới có sức khỏe làm việc. Đành giảm các chi phí khác, nếu không tiền dư gửi về quê sẽ ngày càng ít đi", ông Sô nói.

Bà Hằng (TP Châu Đốc, An Giang) cũng cho hay từ đầu tháng 11 đến nay, gia đình bà phải tốn tiền nhiều hơn để mua gạo, do giá gạo liên tục điều chỉnh tăng. 

"Giá gạo rum tôi mua lên tới 20.000 đồng/kg, không còn như trước. Các loại gạo khác thay vì chỉ 12.000 - 13.000 đồng/kg nhưng bây giờ đã tăng lên 18.000 - 19.500 đồng/kg rồi", bà Hằng nói.

Hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL, cho rằng trong khi nông dân hưởng lợi nhờ giá lúa gạo tăng mạnh, người lao động nghèo thành thị, công chức làm công ăn lương sẽ bị tác động do tiền công không theo kịp với giá cả tăng.

"Đề nghị Chính phủ phải hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, không để kẽ hở cho thương lái thao túng giá lúa gạo như hiện nay", ông Hiệp nói.

Một lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang cho rằng việc giá gạo trong nước tăng chưa ảnh hưởng nhiều đến người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, cơ quan này đã phối hợp với Ủy ban MTTQ VN tỉnh xây dựng kế hoạch vận động hơn 1.000 tấn gạo cho 7.000 hộ, tương đương gần 33.000 nhân khẩu.

"Đây là những hộ có nguy cơ thiếu ăn dịp giáp Tết Nguyên đán 2024 sắp tới. Chủ yếu là người già cô đơn, hoàn cảnh khó khăn, chứ tỉnh chuyên nông nghiệp nên không thiếu lương thực", vị này nói.

Siêu thị chủ động nguồn cung, ổn định giá gạoSiêu thị chủ động nguồn cung, ổn định giá gạo

Đại diện nhiều siêu thị tại TP.HCM cho biết vẫn đang giữ giá gạo ổn định. Trong khi đó giá gạo ngoài chợ và cửa hàng gạo tăng khá mạnh.

Xem thêm: mth.60572457001113202-ohk-pag-oehgn-nad-gnat-oag-aig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá gạo tăng, dân nghèo gặp khó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools