vĐồng tin tức tài chính 365

Khóc, cười mộng khởi nghiệp Take away

2023-11-11 11:13
Toàn Trung đang kiên trì tìm thêm khách mới - Ảnh: N.K.

Toàn Trung đang kiên trì tìm thêm khách mới - Ảnh: N.K.

Từ tiền vốn, đoạn đường đặt xe bán, tiền mặt bằng cho đến đối tượng khách hàng hay sản phẩm sẽ kinh doanh, tất cả đều phải được tính toán kỹ rồi hãy bắt đầu, vì nếu thật sự dễ làm giàu thì ai cũng làm cả rồi.
ĐINH TOÀN TRUNG

Take away là mô hình kinh doanh thuộc dịch vụ ẩm thực để khách mua và mang đi nơi khác. Một dạng "bán mang đi" đơn giản, phù hợp những người mê kinh doanh nhưng ít vốn. Nhiều người, nhất là các bạn trẻ, đã bắt chước nhau thử sức kiểu khởi nghiệp này, nhưng không phải ai cũng thuận lợi.

Chấp nhận lỗ công, kiên trì chờ đợi

Tính đến hiện tại đã tròn 6 tháng kể từ ngày Đinh Toàn Trung (sinh năm 1997, Đồng Nai) thử sức khởi nghiệp Take Away. Mê kinh doanh nhưng ít vốn nên Trung quyết định theo mô hình "bán mang đi".

Vốn 20 triệu đồng, Trung dồn toàn bộ thời gian, tâm huyết và sức lực cho quầy nước. Anh chàng tự mày mò công thức riêng cho hai món nước chính mà mình bán mang đi: trà sữa và trà trái cây.

Thời gian đầu chưa được nhiều người biết, quầy nước nép trên vỉa hè đoạn Hà Huy Giáp (TP Biên Hòa, Đồng Nai) của Trung vắng khách.

"Mấy tháng đầu bán chậm, nắng mưa lại thất thường. Đỉnh điểm là ở tháng bán thứ 2, bị âm cả tiền mặt bằng, mưa lại nhiều nên mình nản đến mức muốn dừng lại", Trung nhớ lại.

Khó khăn khởi nghiệp như đã quật ngã chàng trai trẻ, nhưng Trung tự động viên mình và cố gắng bám trụ đến giờ.

"Tất cả vốn liếng đã đổ vào đó nên không thể nói bỏ là bỏ. 3 tháng đầu mình chọn bán không tính công vào thì mới đủ tiền mua vật liệu và trả mặt bằng. Trước khi làm, mình cũng đã tìm hiểu và tham khảo nhiều người kinh nghiệm rồi, nhưng phải tự mình trải nghiệm va vấp thì mới hiểu được khó khăn thực sự là thế nào", Trung bộc bạch.

Phải mất hơn 3 tháng kiên trì "bán không công" và nhờ bạn bè, người thân giới thiệu thêm, xe nước của Trung mới dần ổn định. Theo chàng trai trẻ, Take away dễ mở nhưng để trụ lại lâu dài thì rất nhiều thách thức.

"Đến hiện tại mình vẫn còn bấp bênh, chắc cũng phải 6-8 tháng nữa mới dần cân bằng được mọi thứ. Mình nghĩ những bạn trẻ muốn thử sức kiểu khởi nghiệp này phải tìm hiểu thật kỹ. Đánh đổi sức khỏe bằng việc thức khuya dậy sớm để chuẩn bị trước các vật liệu. Có hôm mưa gió bão bùng không bán được ly nào, ngủ cũng chẳng ngon giấc", Trung chia sẻ.

Bạn trẻ Nhật Anh sớm khởi nghiệp bước đầu thành công - Ảnh: N.KHÁNH

Bạn trẻ Nhật Anh sớm khởi nghiệp bước đầu thành công - Ảnh: N.KHÁNH

Vừa học vừa khởi nghiệp

Điểm chung dễ thấy ở hầu hết bạn trẻ chọn khởi nghiệp bán mang đi là vì ít chi phí và không cần nhiều kinh nghiệm. Chẳng hạn như Dương Nhật Anh (sinh năm 2008, Kiên Giang), bạn trẻ này vừa đi học vừa tranh thủ tập tành khởi nghiệp đến hiện tại đã tròn 3 tháng.

Nhật Anh chỉ bỏ vốn dành dụm 5 triệu đồng bán cà phê trên một chiếc quầy gấp đơn giản, gọn nhẹ. "Em bán gần khu công nghiệp nên lượng khách cũng ổn định. May mắn khu này không nhiều người bán mang đi nên chỉ sau 2 tháng việc buôn bán của em khá ổn rồi", Nhật Anh hào hứng kể.

Tập tành kinh doanh, bạn trẻ này tranh thủ quay clip hành trình khởi nghiệp đăng tải mạng xã hội. Điều bất ngờ là nhờ cách nói chuyện vui tính, mộc mạc của mình, các clip đã được đông đảo người xem. "Có lượng lớn khách cũng là nhờ xem clip em nên tìm đến ủng hộ, em thấy vui lắm ạ", cậu bộc bạch.

Hiện xe nước Nhật Anh đang có khách ổn định. Ngoài giờ lên lớp, cậu tranh thủ bán vào thời gian rảnh. "Em nghĩ còn trẻ thì cứ thử, nhưng phải biết tính toán và lượng sức mình. Take away dễ mở nhưng cũng dễ nản vì mưa nắng, nơi bán khó cố định và lượng khách cũng thất thường. Nếu không vững chí thì khó lòng theo lâu dài", Nhật Anh nhấn mạnh.

Tương tự như Nhật Anh, Lý Gia Huy (22 tuổi) cũng đang vừa học vừa theo đuổi khởi nghiệp Take away. Đang là sinh viên năm 4 Trường ĐH Nông lâm nhưng Huy đam mê kinh doanh nên vừa học vừa tìm tòi khởi nghiệp.

"Ban đầu mình dành dụm tiền định thuê mặt bằng và mở hẳn quán nước nhưng vì chưa có kinh nghiệm nhiều, lại sợ mất tiền oan nên mình quyết định thử sức với mô hình bán mang đi trước", Huy bộc bạch. Bỏ vốn 10 triệu đồng, Huy mất khoảng 2 tuần để chuẩn bị tìm mua nguyên liệu, cách pha chế nước uống cho đến việc tự đóng xe để tiết kiệm chi phí mua xe.

"Mình mất đâu đó khoảng 2-3 tháng mới có lượng khách ổn định. Mình cũng sử dụng các mạng xã hội như Facebook, TikTok để quay video, đăng bài và quảng cáo. Nhờ vậy mà mọi người biết và tìm đến ủng hộ mình hơn", Huy chia sẻ.

Huy cũng cho biết thêm mô hình Take away này có ưu điểm lớn là người bán có thể chủ động về thời gian mà không bị lệ thuộc quá nhiều thứ. "Mình thường mất khoảng 30 phút chuẩn bị trước khi bắt đầu bán, có người sẽ chậm hơn hoặc nhanh hơn. Gần 8 tháng mở bán, mình cảm thấy khá may mắn vì việc buôn bán cũng ổn định và đang dần cân bằng hơn.

Sắp tới mình dự định sẽ vừa bán vừa tranh thủ học tiếp thạc sĩ. Mình nghĩ là mình có thể cân bằng được hai thứ này trong cuộc sống, không nhất thiết phải chọn duy nhất cái nào cả", Huy chia sẻ.

Gia Huy định vừa khởi nghiệp, vừa học lên thạc sĩ - Ảnh: G.HUY

Gia Huy định vừa khởi nghiệp, vừa học lên thạc sĩ - Ảnh: G.HUY

Không thể trụ nổi

Không bền bỉ được như các bạn trẻ trên, vợ chồng cô công nhân Nguyễn Thị Ngân ở Khu công nghiệp Tân Tạo sau khi bị mất việc làm cũng ra thử sức Take away với xe bánh mì và cà phê trên đường tỉnh lộ 10, quận Bình Tân.

Họ bỏ vốn khoảng 20 triệu đồng là số tiền dành dụm được sau mấy năm làm việc để bán bánh mì kẹp thịt và cà phê, nước sâm mang đi.

"Chúng tôi thuê góc nhỏ vừa để xe bán và hai chiếc ghế vợ chồng ngồi với giá 900.000 đồng một tháng. Vỉa hè thì của Nhà nước nhưng lại trước cửa nhà người ta, mình không trả chút tiền đâu có được" - Ngân, 35 tuổi, quê An Giang, kể chuyện.

Thấy chi phí cũng thấp, vợ chồng hăm hở làm, nhưng họ chỉ cầm cự được đúng 6 tháng thì đã phải dẹp vì ế ẩm. Ngân nói: "Trước khi tụi tôi bán có đi khảo sát thấy đoạn đường này chỉ có một xe bánh mì và hai quán cà phê nhỏ thì cũng yên tâm đến bán.

Nhưng chỉ chưa đầy hai tháng sau thì tự dưng có thêm ba xe tới bán cũng y chang như mình. Mình phải tính toán lắm mới bán ổ bánh mì kẹp thịt 20.000 đồng, ly cà phê đá mang đi 12.000 đồng. Vậy mà họ còn giảm giá thấp hơn nữa để cạnh tranh".

Vợ chồng Ngân cũng cố gắng giảm giá theo và cầm cự thêm 4 tháng thì đành phải ngậm ngùi dọn dẹp. Chị tâm sự lúc đó cũng có lời chút đỉnh rồi nhưng vẫn không đủ chi phí cho cuộc sống hai vợ chồng và con nhỏ lên thuê nhà trọ ở thành phố.

"Bữa này bù bữa kia, tụi tôi bán lời được gần 200.000 đồng một ngày, chỉ bằng gần một nửa so với tổng lương hai vợ chồng đi làm công nhân. Thôi đành phải nghỉ. Mình cụt vốn 20 triệu đồng, nhưng sang lại cái xe bán có 3 triệu đồng", chị Ngân ngậm ngùi trải lòng và kể thêm có hai người bạn là công nhân cũng thất bại với bán mang đi.

Họ còn chỉ cầm cự nổi có 3-4 tháng thì dẹp vì không có khách.

Đang tìm việc để làm công nhân tiếp nhưng vợ chồng chị Ngân vẫn nói rằng nếu có điều kiện họ sẽ lại ra kinh doanh, "bởi chỉ vậy mới hy vọng thay đổi được đời mình".

Lý do nào dẫn đến thất bại?

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi nghe nhiều nhận định lý do thất bại của các cuộc khởi nghiệp bán Take away.

Thứ nhất là họ ít vốn, không đủ cầm cự lâu để có khách hàng ổn định. Nhiều bạn trẻ thử sức với mô hình này chỉ cầm cự nổi vài tháng thì... hết tiền.

Lý do thứ hai là nhiều người còn đang đi học hoặc đi làm việc khác, chỉ hào hứng nhất thời xem bán mang đi là việc tay trái buổi sáng nên không thể toàn tâm thực hiện được.

Lý do cuối cùng là họ chọn vị trí sai trên đoạn đường ít người dừng mua hoặc đã có nhiều người bán nên bị cạnh tranh...

Những phận người bị bỏ quên bên dự án du lịch 5 saoNhững phận người bị bỏ quên bên dự án du lịch 5 sao

Sau 20 năm, có những làng chài ở Quảng Nam năm xưa đã thành khu du lịch sầm uất. Ở đó, có những mái nhà gần như bị lãng quên, nơi có những con người buộc lòng bám trụ lại trong những căn nhà cũ dột nát, gió lùa.

Xem thêm: mth.24061349011113202-yawa-ekat-peihgn-iohk-gnom-iouc-cohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khóc, cười mộng khởi nghiệp Take away”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools