Số liệu trên do Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghỉ triển khai Công điện 993 của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị được kết nối nhiều điểm cầu ở các địa phương và các bộ ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản.
Nhiều vấn đề được các doanh nghiệp bất động sản đưa ra tại hội nghị, tập trung chủ yếu vào câu chuyện tài sản đảm bảo dùng để thế chấp cho khoản vay, thời gian vay vốn, lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức độ giảm của lãi suất huy động, hay câu chuyện về hạn mức, thủ tục vay vốn. Doanh nghiệp cho rằng khi vay, ngân hàng yêu cầu họ phải có 30% vốn đối ứng, nhưng trong bối cảnh dòng tiền khó khăn, doanh nghiệp mong muốn tỷ lệ này có thể giảm bớt, giúp họ có thể xoay xở dễ dàng hơn.
"Doanh nghiệp bán hàng không thu được tiền, trong khi vẫn phải bỏ vốn tự có của mình ra để trả lãi vay, trả các chi phí khác, vì vậy dần dần vốn tự có sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nếu ngân hàng không giảm tỷ lệ vốn tự có cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không có đủ nguồn vốn để triển khai các dự án", ông Lâm Hoàng Đăng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Văn Phú Invest, cho biết.
Đến cuối tháng 9, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt hơn 2,74 triệu tỷ đồng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Các nhà thầu xây dựng chỉ được vay trong ngắn hạn từ 6 - 12 tháng. Chúng tôi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có giải pháp cho vay dài hạn hơn, từ 18 - 24 tháng để không bị áp lực dòng tiền", ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, đề xuất.
"Thời gian vay vốn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của các chủ đầu tư, chúng tôi căn cứ vào phương án đó và thẩm định phương án kinh doanh đó, đầu tư, bán được nhà trong bao lâu thì chúng tôi sẽ thực hiện cho vay", ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank, cho hay.
"Vướng mắc về pháp lý rất nhiều. Pháp lý ở đây là các thủ tục, không riêng gì dự án bất động sản, mà các dự án trong các lĩnh vực. Theo thống kê từ năm ngoái đến nay, duyệt khoảng 26.000 tỷ đồng giá trị các dự án, đến nay mới giải ngân được khoảng 8.000 tỷ đồng và có 18.000 tỷ đồng đang chờ các thủ tục về pháp lý mới giải ngân được", ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV, thông tin.
Bên cạnh vốn, nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đề xuất cần thực hiện các giải pháp tổng thể khác như vướng mắc về thủ tục pháp lý, về phát triển thị trường vốn trung, dài hạn để lĩnh vực bất động sản có thể phát triển an toàn, bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết sẽ ghi nhận những vướng mắc, đề xuất của doanh nghiệp để có những chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc kịp thời, nhằm khơi thông thị trường bất động sản.
VTV.vn - Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội chỉ giải ngân được hơn 100 tỷ đồng là con số quá khiêm tốn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.83971854131113202-6-noh-gnat-nas-gnod-tab-gnud-nit/et-hnik/nv.vtv