vĐồng tin tức tài chính 365

Ca khúc do AI sáng tác chỉ cóp nhặt, không sáng tạo, không có bản quyền âm nhạc

2023-11-15 03:57
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cùng nhiều nhạc sĩ tham gia Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cùng nhiều nhạc sĩ tham gia Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Công ty Meta phối hợp tổ chức Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 vào chiều tối 14-11, tại TP.HCM.

Hội thảo chia sẻ những thông tin quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là trên nền tảng kỹ thuật số.

Tham gia hội thảo có ông Trần Hoàng - cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Benjamin - giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh quốc tế các tổ chức bảo vệ quyền tác giả và nhà soạn nhạc (CISAC);

Ông Jason Foulkes - trưởng phòng phát triển kinh doanh âm nhạc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Công ty Meta); ông Đỗ Văn Nhựt - giám đốc Công ty Đất Việt; ông Đinh Trung Cẩn - tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam...

Hiểu rõ hơn về "bán đứt" tác phẩm

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, chia sẻ các vấn đề liên quan đến tác phẩm và bản quyền tác giả âm nhạc; các cơ sở pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc.

Đặc biệt là ý nghĩa việc bán đứt tác phẩm và những rủi ro tiềm ẩn từ việc bán đứt tác phẩm đến quyền lợi của nhạc sĩ, chủ sở hữu quyền tác giả.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho rằng âm nhạc đóng vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống, xã hội mà còn là xu hướng phát triển công nghệ số.

"Hội thảo mang lại những thông tin hữu ích để tối ưu hóa hiệu quả khai thác bản quyền và nội dung âm nhạc, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan trong mối quan hệ cộng hưởng này" - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cho biết thêm.

"Con người là nhạc sĩ, chứ nhạc sĩ không phải AI"

Cùng với sự phát triển của Internet, mọi người có thể tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng.

Đó là việc sáng tác, trình diễn, công bố và thưởng thức âm nhạc trên không gian kỹ thuật số.

Các tác phẩm đến với nhiều người hơn nhưng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Ông Benjamin - giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội tác giả và nhà soạn nhạc (CISAC) - mong muốn con người là nhạc sĩ, chứ nhạc sĩ không phải AI.

Ông Hoàng Văn Bình - phó tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - nói: “Nếu ca khúc không có cảm hứng sáng tác, không có sự lãng mạn thì ca khúc không có hồn.

Ca khúc do AI sáng tác được tạo ra từ thuật toán, không truyền cảm cho người nghe từ lựa chọn này.

Sáng tác nhạc của tác giả sẽ hay hơn vì người nhạc sĩ sáng tác bằng tấm lòng, trí tuệ, nguồn cảm hứng”.

Qua đây ông Benjamin cũng khẳng định AI không sáng tạo mà chỉ cóp nhặt theo thuật toán, tổng hợp thành ca khúc. Vì vậy, ca khúc này không có bản quyền âm nhạc dành cho AI.

Nhiều ý kiến cho rằng để xác lập bản quyền ca khúc do AI sáng tác cần có khung pháp lý cụ thể trong thời gian tới.

Thái Trinh, Bằng Cường liên hệ xin lỗi ông bầu của Đan Trường về bản quyềnThái Trinh, Bằng Cường liên hệ xin lỗi ông bầu của Đan Trường về bản quyền

Trưa 30-10, ông Lý Hoàng Tuấn - quản lý của ca sĩ Đan Trường - xác nhận với Tuổi Trẻ Online rằng phía ca sĩ Thái Trinh và Bằng Cường đã liên hệ xin lỗi liên quan đến sử dụng ca khúc chưa xin phép.

Xem thêm: mth.90591022241113202-cahn-ma-neyuq-nab-oc-gnohk-oat-gnas-gnohk-tahn-poc-ihc-cat-gnas-ia-od-cuhk-ac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ca khúc do AI sáng tác chỉ cóp nhặt, không sáng tạo, không có bản quyền âm nhạc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools