vĐồng tin tức tài chính 365

Đề án xây dựng 4.500 phòng học mới: Hoàn thành năm 2025

2023-11-15 12:26
Phối cảnh Trường mầm non Sơn Ca sẽ được khởi công xây dựng tháng 12-2023 tại P.6, Q.Tân Bình, TP.HCM

Phối cảnh Trường mầm non Sơn Ca sẽ được khởi công xây dựng tháng 12-2023 tại P.6, Q.Tân Bình, TP.HCM

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - xung quanh việc TP.HCM sẽ làm gì để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án này. Ông Nam cho biết trong tháng 11 này sở sẽ làm việc với TP Thủ Đức và 21 quận, huyện về các nội dung phải thực hiện của Đề án xây dựng 4.500 phòng học mới.

300 phòng học/10.000 dân

Ông Lê Hoài Nam

Ông Lê Hoài Nam

* Vì sao TP.HCM có chủ trương đầu tư xây dựng 4.500 phòng học mới?

- Tính đến năm học 2023 - 2024, toàn TP có 2.737 cơ sở giáo dục và đào tạo, trong đó, công lập 1.481 đơn vị; ngoài công lập 1.256 đơn vị. Toàn TP có 50.655 phòng học từ mầm non đến THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt.

Mạng lưới trường lớp công lập đã được phủ khắp 21 quận, huyện và TP Thủ Đức với quy mô ngày một tăng. Nhưng hiện TP vẫn còn một số quận huyện có nhiều trường THCS, tiểu học có sĩ số cao hơn quy định, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày thấp, điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện không đảm bảo theo chuẩn quy định...

Kết quả thực hiện chỉ tiêu đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi) không đồng đều giữa các cấp học, tỉ lệ thực hiện ở cấp tiểu học và THCS thấp (tập trung tại TP Thủ Đức và một số quận huyện như quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh và Hóc Môn).

Chủ trương đầu tư xây dựng 4.500 phòng học mới ngoài việc hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước còn hướng tới mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân.

110 dự án nằm trong kế hoạch xây 4.500 phòng học được kêu gọi xã hội hóa đầu tư tại TP.HCM - Đồ họa: T.ĐẠT

110 dự án nằm trong kế hoạch xây 4.500 phòng học được kêu gọi xã hội hóa đầu tư tại TP.HCM - Đồ họa: T.ĐẠT

Phối hợp, tham mưu, xúc tiến đầu tư

* Những khó khăn mà chủ trương xây dựng 4.500 phòng học mới gặp phải trong tiên liệu của đơn vị tổ chức thực hiện đề án sẽ gồm những gì, thưa ông?

- Chúng tôi đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầu tư. Tựu trung việc thực hiện đề án này sẽ gặp khó khăn ở ba vấn đề. Thứ nhất, thực tiễn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, cho thấy sẽ có nhiều khó khăn như: tiến độ thực hiện chậm, vướng mắc về thủ tục trình thông qua dự án...

Thứ hai, quỹ đất sạch phù hợp với quy hoạch giáo dục cơ bản đã triển khai đầu tư, hiện nay hầu hết các dự án đầu tư xây dựng trường mới đều quy hoạch trên đất phải thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến khó và chậm triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, do quy trình thực hiện nhiều bước và giá cả thay đổi.

Thứ ba, vào thời điểm hiện tại, TP Thủ Đức và 21 quận huyện đang thực hiện điều chỉnh nhiều đồ án quy hoạch, do đó việc đề xuất đầu tư bị ảnh hưởng.

* Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sẽ làm gì để thúc đẩy tiến độ đề án này?

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã có những nhóm giải pháp cụ thể về các vấn đề như quy hoạch đô thị, quỹ đất, đầu tư công, xã hội hóa, cơ chế chính sách, quản lý... Chúng tôi sẽ rà soát, phân tích cụ thể những dự án đã đưa vào danh mục đầu tư trung hạn, những dự án chưa hoàn chỉnh còn khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp tháo gỡ cụ thể, những dự án nào đã hoàn chỉnh để ưu tiên tập trung bố trí vốn.

Sở cũng rà soát lại những vướng mắc như vốn đầu tư, quỹ đất, tình hình quy hoạch mạng lưới trường lớp tại các địa phương... vượt quá thẩm quyền của TP, tham mưu văn bản kiến nghị cụ thể với các bộ ngành để có sự điều chỉnh phù hợp hoặc cho phép TP áp dụng đặc thù đối với địa bàn, đúng tình hình thực tế của TP.

Chúng tôi cũng chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án tham mưu UBND TP trình HĐND TP để bố trí bổ sung vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24-6-2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, tham mưu trình TP ban hành kế hoạch cải tạo, sửa chữa trường học trên địa bàn. Phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư về lĩnh vực giáo dục; tạo điều kiện kêu gọi và huy động sự đóng góp của các cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục tại địa phương.

Khởi công xây dựng 3 trường học tại phường 6, quận Tân Bình

HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM vừa có các nghị quyết thống nhất và bố trí vốn để đầu tư xây dựng cùng lúc ba trường học đạt chuẩn quốc gia tại phường 6, quận Tân Bình. Theo đó, trên địa bàn phường 6 này sẽ xây dựng một trường mầm non với 20 phòng học, một trường tiểu học có 30 phòng học và một trường THCS với 45 phòng học. Nguồn vốn bố trí của công trình là hơn 1.156 tỉ đồng, trong đó chi phí hỗ trợ hơn 572 tỉ đồng và chi phí xây lắp gần 584 tỉ đồng.

Hiện nay thủ tục pháp lý để triển khai khởi công xây dựng các công trình nói trên bằng vốn ngân sách TP đã được chuẩn bị đầy đủ. Ba trường này sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 12 năm nay và dự kiến đưa công trình vào sử dụng ngày 30-4-2025.

Ba nhóm dự án

Với chủ trương đầu tư xây dựng 4.500 phòng học mới đến năm 2025, TP.HCM sẽ thực hiện đầu tư hoàn thành 270 dự án thuộc ba nhóm để đưa 5.815 phòng học (trong đó tăng thêm 4.483 phòng) vào sử dụng.

Ba nhóm dự án đó gồm nhóm 1: là các công trình trường học đã có trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025, thuận lợi về thủ tục hồ sơ, đề nghị ưu tiên giao vốn và đẩy nhanh tiến độ đầu tư; nhóm 2: danh mục các công trình trường học đề xuất mới khả thi đẩy nhanh tiến độ đầu tư; nhóm 3: danh mục các công trình trường học thuận lợi về pháp lý đất đai có thể tháo gỡ các nội dung liên quan để đẩy nhanh đầu tư.

Ông Lê Hoài Nam (phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM)

Cận cảnh 7 khu đất công hàng trăm ngàn m² dùng không hiệu quả, Bình Tân xin lấy xây trường họcCận cảnh 7 khu đất công hàng trăm ngàn m² dùng không hiệu quả, Bình Tân xin lấy xây trường học

Quận Bình Tân kiến nghị UBND TP.HCM sử dụng 7 khu đất do các tập đoàn, tổng công ty, công ty cổ phần có vốn Nhà nước do TP quản lý hiện đang bỏ trống để xây trường học.

Xem thêm: mth.77930159051113202-5202-man-hnaht-naoh-iom-coh-gnohp-005-4-gnud-yax-na-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề án xây dựng 4.500 phòng học mới: Hoàn thành năm 2025”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools