Một khoản ngân sách bổ sung lớn vừa được chính phủ Nhật Bản đề xuất, với mục tiêu là hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này, hướng tới sản xuất thế hệ chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Nhật Bản đang nỗ lực hồi sinh ngành bán dẫn trong nước thông qua tăng cường ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng bán dẫn.
Báo Asahi cho biết, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sử dụng 13,2 tỷ USD trong ngân sách bổ sung của năm tài khóa 2023 để củng cố hệ thống sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Như vậy, ngân sách bổ sung cho ngành bán dẫn của năm tài khóa hiện tại của Nhật Bản sẽ là 22,76 tỷ USD, tăng gấp 2,6 lần so với năm ngoái với trọng tâm là tăng cường mạng lưới cung ứng chất bán dẫn thế hệ tiếp theo - mặt hàng vốn có vai trò quan trọng đối với an ninh kinh tế.
Theo kế hoạch, Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ phân bổ nguồn bổ sung ngân sách này làm 3 quỹ chính.
Nhật Bản tiếp tục dành sự quan tâm lớn đối với việc khôi phục vị thế của ngành bán dẫn trong nước. Ảnh minh họa.
Theo hãng thông tấn Jiji, 3 quỹ này bao gồm quỹ nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông hậu 5G, quỹ bán dẫn cụ thể và quỹ hỗ trợ đảm bảo nguồn cung ổn định.
Trong đó, khoảng 5 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ nhà máy bán dẫn do tập đoàn bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC của Đài Loan - Trung Quốc; 4,27 tỷ USD dành cho hỗ trợ nghiên cứu, phát triển chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, có thể là hỗ trợ cho Radius - một tập đoàn bán dẫn mới của Nhật Bản; 4,8 tỷ USD được phân bổ nhằm tăng cường nguồn cung chất bán dẫn ổn định.
Theo thông tin trên báo Nikkei, chính sách hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của các tập đoàn bán dẫn lớn khác như tập đoàn Micron của Mỹ đã thông báo đầu tư 3,3 tỷ USD để sản xuất DRAM thế hệ tiếp theo tại Nhật Bản với sự hỗ trợ từ chính phủ nước này. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ đưa ra những hỗ trợ cần thiết như hỗ trợ 3 tỷ USD cho dự án, mức hỗ trợ cụ thể sẽ tùy thuộc vào quy mô.
Ngoài ra, Intel có kế hoạch mở rộng hợp tác hay Samsung cũng sẽ thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển mới với các đối tác tại Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực khôi phục vị thế cường quốc bán dẫn. Với sự thay đổi trong chiến lược và mạnh tay hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, mục tiêu của Nhật Bản tăng doanh số liên quan đến chất bán dẫn trong nước lên 100 tỷ USD vào năm 2030 tức là gấp ba lần so với năm 2020.
VTV.vn - Đông Nam Á đang được xem là một trong những cứ điểm quan trọng trên bản đồ bán dẫn toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.43632640161113202-nad-nab-hnagn-ort-oh-ed-dsu-yt-31-noh-ob-nahp-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv