vĐồng tin tức tài chính 365

Chương trình giảm nghèo của Việt Nam được quốc tế ghi nhận

2023-11-17 19:28

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đã chia sẻ như vậy tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 17.11.

Chương trình giảm nghèo của Việt Nam được quốc tế ghi nhận - Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

NGUYỄN SƠN

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong giai đoạn 2007 - 2008, khi ông làm Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, đi Lào Cai, đến H.Bát Xát nhìn cảnh tượng xơ xác, có đến 80 - 90% dân số thuộc diện nghèo. Bây giờ, ở xã Phìn Ngan (H.Bát Xát), một địa bàn rất khó khăn, thì thu nhập trung bình của người dân đã đạt trên 20 triệu đồng/năm.

"Qua 3 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Chương trình giảm nghèo của Việt Nam thực sự là cuộc cách mạng, đã được cả nhà nước, người dân và cả quốc tế ghi nhận", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh cho hay, đến năm 2023, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã đi được nửa chặng đường.

Với những thành quả đã đạt được, công tác giảm nghèo giai đoạn này đòi hỏi cao hơn, hướng tới bền vững, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Qua 3 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Quốc hội, Chính phủ đề ra (duy trì mức giảm 1 - 1,5% hằng năm); đã có 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát nghèo, đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn lõi nghèo có bước cải thiện đáng kể, nâng cao.

Đến nay, trong nửa chặng đường thực hiện, chương trình đã góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Ông Lê Văn Thanh cho biết, nhận thức của người dân đã có sự thay đổi, thời gian qua nhiều địa phương có hàng trăm hộ nghèo chủ động viết đơn xin thoát nghèo và chủ động nhường quyền hỗ trợ cho hộ khác. Người dân cũng băn khoăn, e ngại khi nhận mình là hộ nghèo và tự mình vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc ban hành một số văn bản hướng dẫn cũng như phân bổ vốn thực hiện chương trình còn chậm. Việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải.

Một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách T.Ư 48.000 tỉ đồng; ngân sách địa phương 12.690 tỉ đồng; huy động hợp pháp khác 14.310 tỉ đồng.

Quốc hội cũng đã đề ra nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện chương trình là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Xem thêm: mth.559137371711132581-nahn-ihg-et-couq-coud-man-teiv-auc-oehgn-maig-hnirt-gnouhc/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chương trình giảm nghèo của Việt Nam được quốc tế ghi nhận”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools