Số liệu trên do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra ngày 17/11. Mặc dù giá tiêu dùng vẫn tăng so với tháng trước đó, nhưng chậm lại rất nhiều, chỉ tăng 0,1 điểm %.
Nếu loại trừ giá năng lượng và lương thực, lạm phát lõi ở khu vực này trong tháng 10 thậm chí còn giảm từ mức 4,5% trong tháng trước đó xuống 4,2%.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng lạm phát cơ bản, thường được tính bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh “lạm phát tiềm tàng” và do đó, đây là “thước đo tốt hơn” về xu hướng lạm phát.
Một trong những yếu tố góp phần khiến lạm phát giảm là giá năng lượng giảm. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy giá năng lượng giảm 11,2% trong tháng 10/2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù giá thực phẩm vẫn cao hơn đáng kể so với một năm trước đó, nhưng tỷ lệ lạm phát thực phẩm đã chậm lại từ 8,8% trong tháng 9/2023 xuống 7,4% trong tháng 10. Giá dịch vụ cũng chỉ tăng chút ít so với tháng trước.
Slovakia là nước ghi nhận tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất khu vực, ở mức 7,8%. Trong khi đó, lạm phát tại Đức giảm xuống 3% trong tháng 10 vừa qua, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2021.
Trong hơn 1 năm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã liên tục tăng lãi suất chủ chốt để giảm lạm phát từng lên tới 10,6% vào tháng 10/2022. Ngân hàng này nhận định, lạm phát tại khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới.
VTV.vn - Ngày 11/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) xuống 0,8% - từ mức 1,1% được đưa ra hồi tháng 5.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.77874153181113202-man-2-tahn-paht-gnoux-enozorue-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv