Các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng lấp đầy nước tại hồ Muối Lớn ở bang Utah (Mỹ) bằng cách dẫn nước biển từ Thái Bình Dương thông qua một đường ống cỡ lớn dài 1300km. Tuy nhiên, kết quả của phương án này không thực sự khả quan, theo NewsWeek.
Hồ Muối Lớn ở Utah đã chứng kiến mực nước sụt giảm đáng lo ngại trong những năm gần đây. Vào tháng 11 năm 2022, mực nước (độ cao của mặt nước nơi quan sát so với mặt nước biển) của hồ đạt mức thấp nhất trong lịch sử được ghi nhận là 1,276m, thấp hơn 5,2m so với mức thông thường. Mực nước thấp của Hồ Muối Lớn được cho là rất đáng lo ngại, khi nó ảnh hưởng tới môi trường xung quanh hồ. Đây là môi trường sống không thể thiếu của các loài chim di cư. Chưa kể đến, kích thước lớn của hồ nó ảnh hưởng đến cũng tác động khí hậu và hệ sinh thái xung quanh. Vì lý do này, các nhà khoa học đang tìm cách cứu hồ Muối Lớn.
Bang Utah đã chứng kiến nhiều năm hạn hán nghiêm trọng, có nghĩa là khu vực này không có đủ lượng mưa để nhanh chóng bổ sung nước trong hồ. Một giải pháp được đề xuất để cứu hồ Muối Lớn là lắp đặt một đường ống dẫn nước dài hàng trăm km, kéo dài từ bờ biển của thành phố San Francisco, tiếp giáp với Thái Bình Dương tới thẳng vào hồ. Nước sẽ được bơm bởi một máy bơm khổng lồ có công suất lớn.
Theo một quan chức của chính phủ Mỹ, chi phí xây dựng đường ống trước đây ước tính vào khoảng từ 60 đến 100 tỷ USD. Một nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Environmental Research Communications , khẳng định "mặc dù ý tưởng này nghe có vẻ cực đoan, nhưng một số ý kiến cho rằng lựa chọn này nên được để ngỏ." Tuy nhiên, trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng giải pháp này cũng đi kèm với vô số thách thức khó khăn.
Robert B. Sowby, trợ lý giáo sư tại Đại học Brigham Young, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết:
“Có rất nhiều thách thức tiềm ẩn khi đưa nước Thái Bình Dương đến hồ Muối Lớn: Đường đi nước bước, quy trình xây dựng, giấy phép và độ mặn Chúng tôi đã phân tích việc sử dụng năng lượng và lượng khí thải nói riêng trong giai đoạn vận hành. Chưa ai xem xét điều đó. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, nó cũng rất khổng lồ."
Đầu tiên, dự án này yêu cầu một lượng điện khổng lồ để vận hành. Nghiên cứu cho biết, việc bơm lượng nước từ Thái Bình Dương vào hồ cần 400 megawatt điện - tương đương với 11% nhu cầu điện hàng năm của Utah. Và điều này sẽ tiêu tốn hơn 300 triệu đô la một năm. Bản thân việc bơm nước liên tục 24/7 trong vòng 1 năm cũng chỉ bù đắp được 1/3 lượng nước bị thiếu hụt của hồ Muối Lớn.
Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng nguồn điện này sẽ thải ra khoảng 1 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm - tương đương với lượng khí thải của 200.000 phương tiện cá nhân. Họ cũng lo ngại rằng con số này thậm chí có thể tăng gấp ba, xét đến địa hình xung quanh và bất kỳ biện pháp xử lý cần thiết nào đối với đường ống. Chưa kể đến, nước sẽ phải di chuyển theo phương thẳng đứng với độ cao ít nhất 1,2km, chưa kể các kỹ sư cũng sẽ phải tính đến ma sát - tất cả sẽ tiêu tốn một lượng điện khổng lồ.
"Về lâu dài, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu về nước với nguồn cung sẵn có. Cho đến nay mọi chuyện diễn ra ngược lại: Cơn khát của chúng ta lớn hơn cốc nước của chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta có đủ phương tiện sẵn có, trong lưu vực sông, để giải quyết vấn đề. Nhưng nó sẽ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi toàn bộ quan điểm về quy hoạch tài nguyên nước.”, ông Sowby cho biết.
Mặc dù dự án không phải là không thể thực hiện được nhưng nhóm nghiên cứu cho biết sẽ có “những thách thức nghiêm trọng” trong quá trình hoàn thành đường ống.
Utah và phần còn lại của miền Tây Nam đã chứng kiến tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong những năm gần đây. Hồ Muối Lớn lấy nước từ dãy núi Uinta và dãy núi Wasatch. Điều này có nghĩa là việc thiếu lượng mưa có thể cản trở nghiêm trọng việc cung cấp nước cho hồ. Tuy nhiên, thời tiết năm vừa qua đã cải thiện hơn so với những năm khác. Vùng Tây Nam của Mỹ đã chứng kiến một lượng mưa khổng lồ vào mùa đông năm ngoái, đồng nghĩa với việc lượng tuyết tích tụ ở vùng núi trong khu vực là kỷ lục. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng của mùa đông năm nay sẽ chỉ mang tính ngắn hạn. Vẫn còn phải xem Hồ Muối Lớn sẽ ra sao nếu khu vực này trải qua thời tiết cực kỳ khô hạn trong những năm tới
Tham khảo NewsWeek