Tuần trước, toà án hiến pháp ra phán quyết ngăn chính phủ sử dụng các quỹ ứng phó với đại dịch để chuyển sang hỗ các sáng kiến xanh. Điều này có thể khiến một số ngành công nghiệp Đức mất đi hỗ trợ để duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế đang yếu đi.
Phán quyết này gây rối loạn cho kế hoạch công bố ngân sách năm 2024 của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu. Phán quyết cũng có thể tiếp tục tác động đến kế hoạch tài chính cho đến năm 2027.
Theo ông Thiess Büttner, giáo sư công tác tại ĐH Erlangen-Nuremberg, về lý thuyết, phán quyết về khoản tài chính 60 tỷ euro sẽ kéo dài trong nhiều năm, nhưng trên thực tế sẽ gây tác động ngay lập tức.
Việc chính phủ không thể tìm được số tiền cần thiết để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và bảo vệ ngành công nghiệp Đức khỏi chi phí năng lượng cao khiến nhiều tiếng nói, nhất là từ phe cánh tả, yêu cầu chính phủ đình chỉ việc phanh nợ bằng cách tuyên bố tình huống khẩn cấp, như nước này từng làm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Chính sách phanh nợ của Đức được áp dụng từ năm 2009 nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 0,35% GDP. Để đối phó với hạn chế trong khả năng vay vốn, Chính phủ Đức thành lập các quỹ ngoài ngân sách, giống như quỹ ứng phó COVID-19.
Xem thêm: nhc.779945201221132881-hcas-nagn-gnaoh-gnuhk-iv-iom-ihc-naohk-cac-gnud-cud/nv.fefac