vĐồng tin tức tài chính 365

Tranh thủ những ngày tỉnh táo, mẹ bán vé số nuôi giấc mơ học hành của con

2023-11-22 13:40
Hạnh hiểu rất rõ nỗi vất vả của mẹ, bởi bà Hồng không chỉ lo việc học cho con, mà còn là trụ cột tạo thu nhập chính trong gia đình hàng chục năm nay 

Hạnh hiểu rất rõ nỗi vất vả của mẹ, bởi bà Hồng không chỉ lo việc học cho con, mà còn là trụ cột tạo thu nhập chính trong gia đình hàng chục năm nay

Dù bị tâm thần phân liệt, người mẹ lam lũ vẫn tranh thủ những ngày tỉnh táo để bán vé số từ 5h, dọc theo những con đường ở bến phà Bình Khánh (huyện Cần Giờ).

Ngày nắng hay ngày mưa, bóng dáng mẹ vẫn ngược xuôi giữa dòng đời.

Không có tiền, sao cho con đi học?

Vượt mọi khó khăn, Hạnh vào đại học; Lo tang cha mẹ xong, Khương bước tới giảng đường

Trong căn nhà trống trải của cô tân sinh viên, chỉ có những món đồ cũ và vài vật dụng đơn sơ, phục vụ cho sinh hoạt cơ bản hằng ngày. Trên góc tường xi măng loang lổ chưa được phủ sơn, bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ Hạnh, hãnh diện treo bức ảnh con gái mặc bộ đồ tốt nghiệp tiểu học.

Người phụ nữ kham khổ không ngừng rơi nước mắt khi nói về con đường đến trường bấp bênh của Hạnh. Bà Hồng vẫn cố gắng bán vé số suốt hàng chục năm nay để con được đi học. Nhưng căn bệnh tâm thần phân liệt và tuổi tác ngày càng cao khiến bà không còn đủ sức gồng gánh.

Biết mẹ bệnh, sức khỏe ngày càng yếu, những hôm trái gió trở trời, Hạnh khuyên bà Hồng nghỉ ở nhà nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu. "Mẹ nói giờ không làm ra tiền thì sao lo cho con đi học", Hạnh rơm rớm nước mắt.

Cô hiểu rất rõ nỗi vất vả của mẹ, bởi bà Hồng không chỉ lo việc học cho con, mà còn là trụ cột tạo thu nhập chính trong gia đình hàng chục năm nay. Nhiều lúc, Hạnh thấy bất lực khi nhìn mẹ lao ra đường mưu sinh.

Tìm cách kiếm thêm thu nhập, Hạnh xin làm thêm ở một quán cà phê gần nhà, dù chỉ tranh thủ được vài bữa nghỉ học cuối tuần. Vậy mà cái khó dường như vẫn không buông tha cô gái nhỏ. Quán vừa đổi chủ, Hạnh và nhiều nhân viên khác cũng mất việc.

Tưởng đâu "lỡ hẹn" với giảng đường

Trước khi trở thành tân sinh viên ngành hộ sinh, Hạnh đã mấy lần suýt đứt gánh giữa đường. Năm lớp 12, thấy mẹ quá vất vả chỉ để kiếm tiền nuôi mình ăn học, cô bé nhủ lòng thôi thì hết cấp 3 sẽ nghỉ, đi làm phụ gia đình.

Bà Hồng chính là người khuyên Hạnh ráng thi, nếu đậu sẽ mượn tiền để cô đi học. "Mẹ nói phải có cái chữ trong đầu mới mong đời mình đổi khác", cô nói.

Còn một tuần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, cha Hạnh là người thứ hai muốn cô nghỉ học. Với số tiền nợ lên đến hàng chục triệu mà ông vay mượn từ bên ngoài, không còn khả năng chi trả, việc đóng học phí cho Hạnh trở thành áp lực lớn.

Vậy mà bà Hồng vẫn không từ bỏ giấc mộng cho con đến trường. Số tiền nợ của chồng, bà đến ngân hàng vay tạm. Phần mình, nhờ lấy vé số ở đại lý quen từ những năm 2003 khi mới vào Sài Gòn, bà bấm bụng đến mượn 20 triệu đồng đóng học phí nửa năm đầu cho Hạnh.

Đường đến trường gập ghềnh là vậy, nhưng ước mơ của Hạnh lớn lắm. Cô bé mong được học sau đại học, tìm được một công việc tốt, có mức lương ổn định. Đích đến cuối cùng, chỉ mong thấy mẹ an yên.

Trong đêm trao học bổng kỷ niệm 20 năm chương trình Tiếp sức đến trường tối 21-11 vừa diễn ra tại TP.HCM, cùng với 4 tân sinh viên khác, hành trình nỗ lực của Hạnh đã được ghi nhận xứng đáng với suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/4 năm học.

"Mình muốn mẹ đỡ cực. Mình thấy mẹ người ta ở nhà lo cho con, còn mẹ mình phải đi ngoài đường bán vé số", Hạnh khóc. Có ai ngờ, ký ức của Hạnh vẫn còn lưu giữ hình ảnh lam lũ của mẹ mà cô thấy khi chỉ mới học mẫu giáo.

Hôm ấy, mưa tầm tã. Bà Hồng cầm xấp vé số, mất hút giữa màn trời trắng xóa. Chiều muộn, thấy mẹ quay về đại lý nộp tiền vé số, trên người vẫn còn mặc chiếc áo mưa giấy mỏng manh, đứa bé thơ dại không khỏi đau lòng.

Hoàn cảnh bây giờ mình phải chịu, còn sau này mình thay đổi được là do nỗ lực của mình, không thể trách cha mẹ được
Tân sinh viên NGUYỄN THỊ HẠNH
Nguyễn Thị Hạnh, tân sinh viên ngành hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM (quận 5) 

Nguyễn Thị Hạnh, tân sinh viên ngành hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM (quận 5)

Những lúc tỉnh táo, bà Hồng là người rất dịu dàng, ấm áp và luôn lo lắng cho Hạnh, sợ cô đói, mệt khi học nhiều 

Những lúc tỉnh táo, bà Hồng là người rất dịu dàng, ấm áp và luôn lo lắng cho Hạnh, sợ cô đói, mệt khi học nhiều

20 năm Tiếp sức đến trường: Kỳ vọng những người trẻ nghị lực20 năm Tiếp sức đến trường: Kỳ vọng những người trẻ nghị lực

138 tân sinh viên bảy tỉnh thành Đông Nam Bộ cùng 106 bạn của các tỉnh thành khác đã được nhận học bổng Tiếp sức đến trường tối 21-11 tại TP.HCM, cũng là lễ trao cuối cùng của năm 2023.

Xem thêm: mth.71013112122113202-noc-auc-hnah-coh-om-caig-ioun-os-ev-nab-em-oat-hnit-yagn-gnuhn-uht-hnart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Tranh thủ những ngày tỉnh táo, mẹ bán vé số nuôi giấc mơ học hành của con”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools