vĐồng tin tức tài chính 365

Toàn cảnh chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' tại Bình Thuận

2023-11-26 03:38

Theo Công ước 1982, tính từ trong bờ biển ra bên ngoài, biển và đại dương được chia thành ba khu vực có chế độ pháp lý khác nhau.

Thứ nhất, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (là lãnh thổ trên biển của quốc gia) gồm nội thuỷ và lãnh hải.

Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với nội thuỷ là hoàn toàn và tuyệt đối. Theo đó, ở nội thuỷ, quốc gia ven biển có quyền tối cao trong việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và định đoạt tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến nội thuỷ của mình mà không có bất kỳ quốc gia nào, chủ thể nào có quyền chi phối hoặc can thiệp. Mọi loại tàu thuyền của nước ngoài vào, ra và hoạt động trong nội thuỷ của quốc gia ven biển phải xin phép trước (tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thuỷ của Việt Nam phải xin phép và khi hoạt động phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật của Việt Nam).

Trong khi đó, chủ quyền quốc qua ven biển đối với lãnh hải không tuyệt đối như nội thuỷ. Bởi vì, trong lãnh hải của mình, quốc gia ven biển phải dành “quyền đi qua không gây hại” cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia có biển hay không có biển. Hay nói cách khác, tàu thuyền nước ngoài được quyền “đi qua không gây hại” trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

Thứ hai là các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia gồm: Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Ở vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế quan, y tế hay nhập cư trong lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình và trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Ở vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về mặt kinh tế: Thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển…. Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Ở thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền này có tính chất đặc quyền, tức là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì cũng không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng với quốc gia ven biển…

Thứ ba là các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế gồm: Biển quốc tế (biển cả) và đáy đại dương.

Tóm lại, tính từ bờ biển, nội thủy là vùng nước nằm trong đường cơ sở, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở, có chiều rộng không quá 12 hải lý, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, nhưng không tuyệt đối (vì tàu thuyền nước khác có quyền qua lại không gây hại). Hết lãnh hải là hết chủ quyền lãnh thổ của quốc gia trên biển. Bên ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải là vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đây là những vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển quốc tế và đáy đại dương. Ở vùng biển quốc tế và đáy đại dương, các quốc gia có biển hay không có biển đều được hưởng các quyền tự do biển cả với điều kiện thực thi phù hợp với quy định của Công ước 1982.

(*) Nguồn: PGS.TS NGÔ HỮU PHƯỚC, Phó Trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM

Xem thêm: lmth.354367tsop-nauht-hnib-iat-neib-nert-ned-gnas-paht-nad-ugn-gnuc-hnirt-gnouhc-hnac-naot/nv.olp

“Toàn cảnh chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' tại Bình Thuận”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools