Ngày 25-11, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức Chương trình Cà phê doanh nhân lần thứ 73 với chủ đề Gia tăng doanh số bằng nhượng quyền-Cơ hội cho doanh nghiệp (DN).
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết, trong bối cảnh DN đang gặp nhiều khó khăn tiêu thụ hàng hóa do nhu cầu tiêu dùng thị trường xuất khẩu nội địa sụt giảm, Ban điều hành HUBA tìm kiếm thêm cơ hội hỗ trợ, giải quyết khó khăn trước mắt cho DN.
Theo đó, ngoài kết nối với hệ thống tham tán thương mại, đối tác… một trong những kênh mở ra cơ hội tiêu thụ hàng hóa là thông qua nhượng quyền.
Vì vậy, Câu lạc bộ nhượng quyền Việt Nam vừa trở thành thành viên HUBA sẽ phối hợp với cộng đồng DN TP.HCM mở ra kênh nhượng quyền góp phần hiện thực hóa mục tiêu trên.
Theo ông Hòa, từ trước tới nay khi nói đến nhượng quyền thường được hình dung là DN Việt nhận nhượng quyền các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Tuy nhiên, qua theo dõi hoạt động của DN, có nhiều hội viên HUBA cũng như DN Việt dày công xây dựng thương hiệu, sản phẩm rất có uy tín. Bên cạnh đã bán hàng hóa trong nước cũng như xuất khẩu, liệu DN có nghĩ đến cơ hội nhượng quyền để đi xa hơn không.
Bên cạnh đó, để tìm được đối tác bên ngoài hay trong nước nhận nhượng quyền điều đầu tiên đòi hỏi DN phải xây dựng được thương hiệu có lợi thế.
Đáng chú ý là đại bộ phận DN Việt đa số vừa và nhỏ, để nhận và nhượng quyền đòi hỏi phải có nguồn lực nhất định.
“Câu lạc bộ nhượng quyền Việt Nam hình thành Quỹ đầu tư hỗ trợ cho các DN muốn nhượng quyền và nhận nhượng quyền. Quỹ này sẽ hỗ trợ tư vấn về pháp lý, quy trình làm sao DN đạt được chuẩn mực của nhượng quyền; cung cấp nguồn lực tài chính cho DN. Thông qua hoạt động Quỹ đầu tư này tiếp thêm sức mạnh cho DN trong hành trình nhận và nhượng quyền không đơn độc”-ông Hòa nói.
Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân cho biết, nhượng quyền được xem là ngành có mức tăng đột biến trong khủng hoảng kinh tế.
Cụ thể, giá trị thị trường nhượng quyền thế giới năm 2017 là 2.400 tỉ USD, năm 2023 đạt 2.900 tỉ USD, chuyên gia trong ngành dự đoán đến năm 2027 giá trị nhượng quyền toàn cầu đạt 4.300 tỉ USD.
Bà Vân lí giải, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế nhiều người mất việc làm, nhiều kênh đầu tư không hiệu quả, nhượng quyền tự nhiên trở thành ngành có sự rủi ro đầu tư thấp hơn. Song song đó, tạo cơ hội cho người lao động mất việc ở các tập đoàn đa quốc gia có thể tự làm chủ, tự mình phát triển.
So với năm 2022 giá trị nhượng quyền trên thế giới năm 2023 tăng 8,9%, từ 2023-2027 giá trị của ngành tăng trung bình 9,58%.
“Điều này mở ra cơ hội vàng cho thương hiệu, DN vừa và nhỏ trên thế giới ứng dụng mô hình này tăng doanh thu, phát triển trong khủng hoảng kinh tế.
Nhiều công ty nước ngoài muốn đưa hàng hóa vào thị trường TP.HCM
(PLO)- ITPC tổ chức triển lãm quốc tế chuyên ngành ngành lương thực thực phẩm có quy mô lớn để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương với người mua quốc tế.