vĐồng tin tức tài chính 365

Trao quyền để thủ đô phát triển nhanh hơn

2023-11-28 08:31

Sáng 27.11, nêu ý kiến thảo luận luật Thủ đô sửa đổi, đại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng luật Thủ đô phải hướng đến 3 mục tiêu: Hà Nội phát triển ở trình độ cao hơn, tốc độ nhanh hơn. Phải có cơ chế thực sự vượt trội để khai thác các tiềm năng, thế mạnh nội tại của thủ đô, tạo sức hút mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài. Cùng đó, phải quy định trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền và nhân dân Hà Nội cao hơn cả nước.

Từ đó, ông Cường kiến nghị luật Thủ đô nên giao cho HĐND TP.Hà Nội ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn cao hơn; giao cho UBND TP vận dụng các quy chuẩn đó vào hoạt động quản lý, đầu tư phát triển cụ thể. Với cách phân quyền và trao quyền nói trên, ông Cường cho rằng cần phải có một mô hình chính quyền đô thị phù hợp.

Trao quyền để thủ đô phát triển nhanh hơn - Ảnh 1.

ĐB Hoàng Văn Cường nêu ý kiến góp ý luật Thủ đô sửa đổi

GIA HÂN

"Người đứng đầu các cấp chính quyền đô thị phải có vai trò và có quyền tự quyết định nhiều hơn, tự chịu trách nhiệm cao hơn, số lượng ĐB HĐND phải nhiều hơn, phải tăng tỷ lệ chuyên trách để tăng tính chuyên nghiệp và yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ phải cao hơn cũng như các chế độ hưởng thụ cũng phải được thỏa đáng hơn", ông Cường nêu.

Cùng quan điểm, ĐB Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cũng đề nghị mạnh dạn tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự quyết của Hà Nội gắn với trách nhiệm giải trình, coi đây là thí điểm mạnh mẽ, quyết sách mang tính chất đột phá để phát triển Hà Nội. ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) thì đề nghị số lượng ĐB HĐND TP.Hà Nội không chỉ tăng từ 95 lên 125 như đề xuất mà có thể tăng lên 150 ĐB để tương xứng với 101 nhiệm vụ mới, rất nặng nề mà luật Thủ đô sửa đổi đề xuất.

Không nên dành tiền làm những con đường "đắt nhất hành tinh"

Về nguồn lực cho phát triển thủ đô, ĐB Cường đề nghị cần phát triển mô hình đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) không chỉ với những đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, nhà ở cũ, xây dựng tự phát trong khu vực nội đô. "TP không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh mà nên dành ngân sách đó để đầu tư những dự án TOD trong khu vực nội đô", ông Cường kiến nghị.

Cùng đó, ĐB đoàn Hà Nội đồng tình đề xuất cho TP.Hà Nội áp dụng hình thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT), song kiến nghị không nên áp dụng cơ chế trước đây là đổi đất lấy hạ tầng mà thực hiện thanh toán bằng tiền vốn đầu tư công. Trường hợp thanh toán bằng đất hoặc tài sản thì thực hiện theo cơ chế đấu giá theo thị trường giống cơ chế mà luật Đất đai sửa đổi đang đề xuất.

"Tôi rất tâm đắc với đề xuất của Bộ trưởng KH-ĐT cho phép Hà Nội, TP.HCM vay 30 tỉ USD để làm đường sắt đô thị. Với cơ chế này, tôi hy vọng chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp đường sắt trong nước mà không phải đi thuê, mua từng dự án đường sắt của nước ngoài như hiện nay. Các dự án cầu vượt qua sông Hồng sẽ nhanh chóng được hoàn thành chứ không bị chậm trễ như các dự án đầu tư công", ông Cường nói.

Cũng quan tâm tới mô hình đô thị TOD, ĐB Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) cho rằng đây là "lối đi" để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị. Tuy nhiên, với mô hình phát triển đô thị mới chưa từng có tại VN sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện hàng loạt mối quan hệ và các xung đột lợi ích của nhiều bên, có thể nằm ngoài năng lực vận hành của thiết chế hiện tại như GTVT, KH-ĐT, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, TN-MT... Do đó, ĐB đề nghị nghiên cứu thiết chế mới để điều chỉnh các mối quan hệ mới xuất hiện, đảm bảo năng lực quản lý tốt mô hình TOD.

Xem thêm: mth.179817220821132581-noh-hnahn-neirt-tahp-od-uht-ed-neyuq-oart/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trao quyền để thủ đô phát triển nhanh hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools