vĐồng tin tức tài chính 365

Viêm mao mạch hoại tử, bệnh tự miễn dễ chẩn đoán nhầm

2023-11-28 10:01
Hình ảnh chân của chị Thanh bị viêm mao mạch hoại tử - Ảnh: BNCC

Hình ảnh chân của chị Thanh bị viêm mao mạch hoại tử - Ảnh: BNCC

Nhiều người bỗng dưng xuất hiện nhiều vết sẫm tím đen ở cổ chân, đau nhức dữ dội vì bị viêm mao mạch hoại tử. Nếu chậm trễ điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là cắt cụt chi. Hiện đây là loại bệnh vẫn chưa rõ nguyên nhân và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Nhiều bệnh nhân không khỏi hẳn do bệnh nhân bỏ cuộc hoặc uống quá nhiều thuốc corticoid bị biến chứng nặng hơn, gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này.

Nhầm bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân kín vết bầm tím đen

Bị viêm mao mạch hoại tử nhưng nghĩ là do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra là trường hợp của chị Thanh (48 tuổi). Mắc bệnh này, khắp chân chị Thanh bỗng dưng xuất hiện nhiều vết bầm tím đen, đau nhức dữ dội.

Chị Thanh cho biết bác sĩ từng chẩn đoán chị bị suy giãn tĩnh mạch và duy trì uống thuốc điều trị bệnh này đã hơn 18 năm qua. 

Cách đây vài tháng, đôi chân của chị T. có biểu hiện sưng viêm, đỏ nhưng nghĩ do suy giãn tĩnh mạch. Các triệu chứng này cũng hết khi uống thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Thời điểm này thêm đôi tay bị tê nên chị Thanh đi khám và được bác sĩ cho uống kháng viêm. Ngay sau đó, nhiều vị trí trên đôi chân, nhất là ở mắt cá nhanh chóng bị bầm đỏ rồi chuyển sang tím đen.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh thăm khám cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh thăm khám cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Vài ngày sau, tại các nơi bầm đen bị đau nhức dữ dội. Chị Thanh tức tốc đến phòng khám ở TP.HCM và được bác sĩ kết luận bị viêm mạch máu hoại tử. Bệnh này có nguy cơ cắt bỏ đôi chân rất cao nếu chậm trễ điều trị.

"Bác sĩ giải thích tôi bị viêm mao mạch hoại tử là do cơ thể tự phát. Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh như tôi nhưng vì điều trị chậm trễ mà không giữ được đôi chân. Hiện tại các vết thương của tôi đã lành và bệnh đã ổn định sau ba tháng rưỡi điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ", chị Thanh chia sẻ.

PGS Nguyễn Hoài Nam - phó chủ nhiệm bộ môn phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Đại học Y dược TP.HCM - cho biết trong quá trình thăm khám, ông gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm mao mạch hoại tử. Trong số này, không ít bệnh nhân bỏ phác đồ điều trị bệnh tự miễn này dù được bác sĩ giải thích vì thời gian điều trị bệnh kéo dài, hay tái phát, không đáp ứng thuốc...

Tăng người mắc, chưa rõ nguyên nhân

PGS Nam cho hay hiện chưa có con số thống kê chính xác người bị viêm mao mạch hoại tử ở Việt Nam nhưng trong cộng đồng gặp khá nhiều trường hợp mắc với số lượng ngày càng tăng theo dân số tăng. Độ tuổi thường gặp ở người trẻ đến trung niên, trong đó nữ ghi nhận mắc nhiều hơn nam.

Nguyên nhân gây ra bệnh này là do cơ thể người bệnh tự sinh ra, gọi là bệnh tự miễn, tương tự như bệnh tê cứng bì, lupus ban đỏ... nên bệnh không thể chữa dứt điểm được. Bệnh có ghi nhận ở một số bệnh nhân bị căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài hoặc sau khi mắc một bệnh nào đó.

Lý giải rõ hơn về cơ chế gây bệnh này, TS Tống Hải - chủ nhiệm khoa vi phẫu và tái tạo, Trung tâm phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bỏng quốc gia - cho hay cấu tạo mạch máu bao gồm động mạch, tiểu động mạch, mao mạch... Trong đó mao mạch là phần mạch máu sát dưới da nhất.

"Khi mao mạch bị tắc, dẫn đến hoại tử sẽ hình thành những đốm thâm sẫm màu dưới da. Trong trường hợp mao mạch tắc nghẽn, hoại tử thành đám sẽ xuất hiện những vùng thâm đỏ gây đau đớn, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm", TS Hải cho hay.

Theo TS Hải, viêm mao mạch chỉ là một phần nhỏ trong các bệnh lý về mạch máu. Trong đó bệnh viêm mạch hệ thống có thể gây viêm các mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan như da, khớp, tiêu hóa, thận...

Bệnh đặc trưng bởi các ban xuất huyết nổi gồ lên trên mặt da, không có giảm tiểu cầu, thường tập trung ở các vùng chịu áp lực như chi dưới, mông...

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho tình trạng này. Chủ yếu người bệnh được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm phản ứng viêm tại mao mạch, giảm tiến triển của bệnh cũng như mức độ lan rộng của hoại tử.

Chú ý viêm mao mạch dị ứng ở trẻ

Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp viêm mao mạch hoại tử còn do biến chứng tiến triển của bệnh viêm mao mạch dị ứng.

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn, khoa khám bệnh đa khoa, Bệnh viện Nhi trung ương, cho hay viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính với nguyên nhân chủ yếu là rối loạn tự miễn dịch gây viêm, chảy máu lan tỏa vi mạch ở nhiều cơ quan, từ đó sinh ra các biến chứng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay nguyên nhân của bệnh còn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố liên quan như sau: nhiễm trùng, vi rút (EBV, viêm gan C, Parvovirus, Adenovirus, thủy đậu, Rotavirus), vi khuẩn (Mycoplasma, helicobacter pylori, lỵ trực khuẩn, thương hàn...), sau khi bị côn trùng đốt, sau khi dùng một số thuốc (như ampicillin, erythromycin, penicillin, quinine...); cơ địa dị ứng và sau ăn một số thức ăn dễ gây dị ứng.

"Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm tỉ lệ biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng do viêm mao mạch dị ứng ở trẻ", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Tuấn, khi trẻ có những biểu hiện như đau bụng, tiểu ra máu, sưng đau khớp nhiều, phát ban trên da, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt, cần theo dõi trong 4 tuần đầu nhằm phát hiện sớm các biến chứng viêm thận.

Sở Y tế công bố nguyên nhân tăng bệnh viêm hô hấp ở trẻ tại TP.HCMSở Y tế công bố nguyên nhân tăng bệnh viêm hô hấp ở trẻ tại TP.HCM

Sáng 23-11, Sở Y tế TP.HCM thông tin tác nhân gây viêm hô hấp cấp tính đối với trẻ em trên địa bàn TP là các vi rút phổ biến có từ nhiều năm qua.

Xem thêm: mth.55763711272113202-mahn-naod-nahc-ed-neim-ut-hneb-ut-iaoh-hcam-oam-meiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Viêm mao mạch hoại tử, bệnh tự miễn dễ chẩn đoán nhầm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools