Với kết quả này, nhóm rau quả lần đầu tiên dẫn đầu ngành nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê.
Cùng với đó, cuối năm là thời gian cao điểm của hoạt động mua sắm, tiêu dùng nên tình hình xuất khẩu ngành hàng này được dự báo có thể tăng trưởng hơn nữa.
Theo Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, hiện Trung Quốc đứng đầu thị trường nhập khẩu rau quả nước ta khi chiếm đến 66% thị phần. Do đó, việc nước này mở lại một số cửa khẩu từ đầu năm nay, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng. Trong đó, sầu riêng và mít là 2 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này.
"Người nông dân ngày càng biết cách trồng theo hướng nông nghiệp tốt, VietGAP, chất lượng tăng, số lượng tăng, mã số vùng trồng của chúng ta sẽ được cấp thêm. Vì vậy sang năm nếu không có gì đột biến thì có khả năng kim ngạch của chúng ta chắc chắn trên 6 tỷ USD hoặc hơn nữa", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết.
Tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ hơn từ phía nước nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ quy định, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, đặc biệt tuân thủ quy định về quản lý an toàn thực phẩm.
Sầu riêng, mít là những mặt hàng Trung Quốc hút hàng. (Ảnh: NLĐ)
"Đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam thì tuân thủ quy định 248, 249. Đối với các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chúng ta phải tuân thủ các thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký và các nghị định thư mà chúng ta đã ký", ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay.
Các doanh nghiệp xuất khẩu, hợp tác xã cũng cần tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm dịch từ các thị trường nhập khẩu, ngoài ra tuân thủ quy định về bao bì nhãn mác với các doanh nghiệp sơ chế, đóng gói.
"Tuân thủ quy định về sử dụng mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ quan liên quan trong toàn bộ chuỗi xuất khẩu này thì nó mới bền vững được", ông Ngô Xuân Nam nhận định.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quý IV năm nay, cả nước sẽ có khoảng gần 4 triệu tấn trái cây được thu hoạch và đưa ra tiêu thụ. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể đem về 0,6 - 0,8 tỷ USD. Do đó, để phát triển ngành hàng rau quả, các doanh nghiệp cần ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất. Ngoài ra, người nông dân cũng cần tập trung trồng các loại cây theo định hướng của chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường.
VTV.vn - Theo số liệu từ Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2022 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.77813323282113202-man-iouc-gnaht-2-dsu-yt-80-60-ev-uht-eht-oc-auq-uar-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv