vĐồng tin tức tài chính 365

Tìm cơ chế để thành phố Thủ Đức phát triển

2020-11-01 06:58
Tìm cơ chế để thành phố Thủ Đức phát triển - Ảnh 1.

Tuyến xa lộ Hà Nội, hệ thống metro kết nối các quận 2, 9 và Thủ Đức tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngày 31-10, đoàn khảo sát về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2019-2021 đã đi thực địa và góp ý cho UBND TP.HCM để hoàn thiện đề án trên và đề án thành lập TP Thủ Đức. Trưởng đoàn công tác là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn.

Cần có thẩm quyền cao hơn cấp quận

Đa số đại diện các bộ ngành đều tán thành đề án, nhất là về việc thành lập TP Thủ Đức; và đóng góp nhiều ý kiến để TP.HCM hoàn thiện đề án, nhất là giải pháp thực hiện để TP Thủ Đức phát triển như mong muốn của đề án.

Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng để có TP Thủ Đức tương lai theo mong muốn thì cần hàng loạt điều kiện về cơ chế pháp lý liên quan đến chính sách để tạo bệ phóng. Muốn vậy, pháp luật hiện hành phải thay đổi như thế nào, nhất là những quy định thuộc thẩm quyền của các bộ ngành, Chính phủ, Quốc hội? TP.HCM cần phải đưa trước để các cơ quan trung ương tính toán cơ chế, giải pháp để hỗ trợ.

Ông Ngô Minh Dương, vụ phó Vụ Tổng hợp (Văn phòng Trung ương Đảng), cho rằng đề án cần bổ sung quy định về quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của TP mới. "Thẩm quyền cao hơn mới tạo được đột phá, chứ thẩm quyền như các quận khác sẽ rất khó" - ông Dương đề xuất.

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh nêu chưa thấy trong đề án các nội dung về thẩm quyền, cơ chế làm việc... của cán bộ, công chức ở TP mới. Ông đề nghị TP.HCM cần kiến nghị cụ thể đến từng cơ quan chức năng như Chính phủ, Quốc hội, bộ ngành... và cả vấn đề nào giao TP quyết định mà không cần báo cáo trung ương.

Còn bà Trần Thị Lan Anh - phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) - lưu ý một khoảng trống cơ sở pháp lý khi hiện chưa có quy hoạch về TP Thủ Đức. Chủ trương của Chính phủ về việc thành lập TP Thủ Đức là cơ sở để điều chỉnh các quy hoạch trên nhưng TP Thủ Đức không thuộc diện được bỏ qua tiêu chí về quy hoạch. TP.HCM cần có tờ trình cụ thể về việc này để Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo với Chính phủ.

Phải làm ngày làm đêm để hoàn thiện đề án trình cho các bộ ngành góp ý.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn

Giải quyết nhân sự xong trong năm 2021

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng về vấn đề này để có thể điều chỉnh quy hoạch đồng bộ song song với quá trình trình và phê duyệt đề án.

Về nhân sự của TP Thủ Đức, ông Vũ Đăng Minh đề nghị làm rõ việc sắp xếp ra sao sau khi sáp nhập ba quận, đồng thời phải có giải pháp căn cơ về đào tạo nguồn nhân lực để xứng tầm là một đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Về việc sắp xếp cán bộ dôi dư hiện tại sau khi lập TP mới, các thành viên Bộ Nội vụ cũng như Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng nên thực hiện xong việc này trong năm 2021, không nên chờ hết 5 năm như quy định. Phải tính đến ổn định tâm lý cho những người thuộc diện sắp xếp, tạo điều kiện để họ có thể tìm được việc làm mới ở khu vực tư nhân, vừa tiết kiệm được nguồn ngân sách vừa thể hiện sâu hiệu quả.

Các đơn vị tham gia góp ý kiến cũng đề nghị TP.HCM làm rõ việc sắp xếp các đơn vị của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn các quận được sáp nhập như thuế, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, ban chỉ huy quân sự, công an... và lưu ý đến những vấn đề sau khi sáp nhập như bảo vệ môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, an ninh, quốc phòng... tại TP Thủ Đức. 

"Hạ tầng của khu vực TP Thủ Đức tương lai rất tốt, nhưng dân cư phía sau còn nhếch nhác lụp xụp. Phải có phương án sắp xếp sử dụng những trụ sở cũ như thế nào để tránh lãng phí của công" - ông Ngô Minh Dương phát biểu.

Bên cạnh đó, các thành viên đoàn khảo sát cũng lưu ý cần tuyên truyền để người dân hiểu vì sao lấy tên là TP Thủ Đức. "Tên TP Thủ Đức thì cơ bản đều được các bộ ngành tán thành, cần luận giải thêm quy trình thủ tục, cơ sở về lịch sử và cần tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu, đồng thuận cao hơn với chính quyền" - Thứ trưởng Trần Anh Tuấn góp ý.

TP Thủ Đức sẽ mở ra nhiều cái mới

Ông Phan Văn Hùng, vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), cho biết thực tế ba quận 2, 9 và Thủ Đức đã thành lập liên kết với nhau trong tổng thể như một đơn vị hành chính, rất cần thiết để thành lập TP Thủ Đức, nếu không thông qua sẽ chậm nữa thì mất cơ hội.

"Trung ương và bộ ngành cần ủng hộ TP.HCM thành lập TP Thủ Đức. Thực tế có rồi, cơ sở pháp lý có, việc chuẩn bị đã bài bản, thời cơ đã chín muồi, lãnh đạo TP đã chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Nếu thành lập được TP Thủ Đức, đây sẽ là TP trực thuộc TP đầu tiên, mở ra nhiều cái mới khác nữa" - ông Phan Văn Hùng nói.

Cần có cơ chế mới để TP Thủ Đức phát triển đột pháCần có cơ chế mới để TP Thủ Đức phát triển đột phá

TTO - Chính quyền TP Thủ Đức cần có cơ chế, chính sách, thẩm quyền khác với các đơn vị hành chính cấp quận như hiện nay để tạo tiền đề đột phá.

Xem thêm: mth.93963302213010202-neirt-tahp-cud-uht-ohp-hnaht-ed-ehc-oc-mit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tìm cơ chế để thành phố Thủ Đức phát triển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools