vĐồng tin tức tài chính 365

Phải làm gì đó khi thấy đồng bào dỡ ngói chui ra

2020-11-01 09:18
Phải làm gì đó khi thấy đồng bào dỡ ngói chui ra - Ảnh 1.

Hội đồng hương Huế tại Hungary cứu trợ ở Huế - Ảnh: Hội ĐH Huế

Sau ca mổ tại Trung tâm Tim mạch quốc gia Malaysia, sáng 31-10, vừa tháo găng tay chị Chang nhanh chóng cập nhật tình hình bão lũ miền Trung và hành trình của đoàn đại diện Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia ở thôn Trường Long, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là thôn ngập sâu nhất (5m) trong xã.

Cả đêm không ngủ được

"Qua truyền hình hơn chục ngày trước, thấy hình ảnh bà con miền Trung gánh chịu thiên tai, bộ đội chiến sĩ tham gia cứu trợ, cứu nạn mà cả đêm tôi không ngủ được. Mình quyết định phải làm gì đó để giúp đồng bào, hoàn cảnh này sao có thể ngồi yên. 

Người Việt Nam ở Malaysia đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia. Của ít lòng nhiều, nhiều công nhân bị giảm công việc (do dịch COVID-19) mỗi người góp 5-10 ringgit (khoảng 37.000 - 74.000 đồng), thật đáng quý những tấm lòng người Việt hướng về quê hương", chị Chang kể. 

Một số bạn bè, đồng nghiệp người Malaysia cũng tham gia đóng góp. 175 triệu đồng đã được gửi về miền Trung.

Gọi điện thoại qua ứng dụng Line với Tuổi Trẻ, bà Hoàng Thị Dỉnh (62 tuổi, buôn bán quần áo ở Bangkok, Thái Lan) cho biết bà đã đăng thư kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho kiều bào trong Hội người Thái gốc Việt ở Bangkok. Những thành viên của hội lại tiếp tục chia sẻ cho bạn bè để kêu gọi hỗ trợ đồng bào miền Trung.

Lũ lụt khốc liệt ở miền Trung Việt Nam năm nay cũng lên truyền hình Thái. Chưa thống kê hết nhưng tổng số tiền kiều bào ở Thái Lan chuyển khoản về nước là 3 triệu baht (hơn 2,2 tỉ đồng) để chuyển cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Do COVID-19, các chuyến bay thương mại chưa sẵn sàng nên chỉ có thể gửi tấm lòng của bà con bên Thái về nước Việt. "Rất thương máu mủ nhà mình. Chúng ta đều là đồng bào, cùng một dòng máu, mình là người Việt, không thể nào bỏ ai lại được" - bà Dỉnh nói.

Từ Hungary, chị Phan Bích Thiện xúc động bày tỏ: "Thiên tai ở miền Trung xảy ra đúng lúc làn sóng dịch COVID-19 bùng phát lại ở châu Âu. 

Nhiều tháng làm ăn kinh doanh khó khăn nhưng thấy đồng bào dỡ ngói chui ra khi nước lũ đến mái nhà, không ai còn nghĩ đến bản thân mình ra sao nữa. Là người Việt Nam, chúng tôi đều thấy mình có trách nhiệm". 

Theo chị Thiện, công tác quyên góp tiền mặt trong cộng đồng kiều bào, ở các nhóm đồng hương Huế, Quảng Bình vẫn đang diễn ra bên cạnh sự phát động của các tổ chức xã hội như Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary. 

Người Việt ở Hungary đã gửi 7.000 euro về Huế, 10.000 euro về Quảng Bình và còn 15.000 euro phân chia cho các tỉnh bị lũ lụt nặng khác.

Nghệ sĩ, y bác sĩ gửi gắm tấm lòng với miền Trung

Ca sĩ Ái Phương cùng với đại diện phòng trà Chợ Gạo (TP.HCM) đã đến báo Tuổi Trẻ trao số tiền 220 triệu đồng cho chương trình Hướng về miền Trung gửi gắm chia sẻ của rất nhiều anh chị em nghệ sĩ.

Anh Hà Thanh Phúc - chủ phòng trà Chợ Gạo - cho biết khi chia sẻ mong muốn tổ chức đêm nhạc gây quỹ, anh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nghệ sĩ và họ đã cùng nhau làm nên hai đêm nhạc với cái tên thân thương "Vì miền Trung" tại phòng trà Chợ Gạo ngày 27 và 28-10.

Các nghệ sĩ hầu hết đều là những gương mặt thân thuộc với giới trẻ: Trúc Nhân, Quang Trung, Phan Mạnh Quỳnh, Văn Mai Hương, Bùi Lan Hương, Tăng Phúc, Thái Trinh, Hà Nhi, Dũng Hà, Phan Lê Ái Phương, Vicky Nhung, Minh Xù, Đỗ Phú Quí, Đạt G. 

"Đây là tấm lòng của các anh chị em nghệ sĩ, khán giả và bạn bè nên chúng tôi cũng đắn đo chọn một nơi có thể tin tưởng gửi gắm. Tuổi Trẻ là cái tên chúng tôi rất yên tâm với các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ xã hội", anh Phúc nói thêm.

Chị Mỹ Kỳ và Mỹ Trang cùng với một số anh chị trong êkip đoàn phim Người cần quên phải nhớ cũng đã cùng nhau quyên góp 10 triệu đồng ngay ngày đóng máy để gửi đến miền Trung.

Tại sự kiện Tri ân tuyến đầu chống dịch do báo Tuổi Trẻ tổ chức, không ít y bác sĩ đã dùng hết số tiền 5 triệu đồng nhận trong chương trình tri ân này để đóng góp cứu trợ vùng lũ.

Các anh chị em công nhân viên ở Công ty CP công nghệ sinh học Vĩnh Thịnh (quận Bình Tân, TP.HCM) cũng cùng nhau đóng góp số tiền gần 60 triệu đồng ủng hộ người dân vùng lũ. 

"Công ty chỉ có khoảng 150 anh chị em thôi. Chúng tôi tổ chức một buổi chia sẻ thông tin về bão lũ rồi vận động anh chị em đóng góp ngay lúc đó", chị Nguyễn Thị Khánh Hiền chia sẻ.

Sáng 31-10, chị Phúc (quận Tân Phú) đã tranh thủ ngày nghỉ đưa hai cô con gái Bảo Trân, Bảo Nhi tới đóng góp mỗi bé 1 triệu đồng cho vùng lũ. 

"Hai bé còn học tiểu học nhưng tôi đọc báo thấy Tuổi Trẻ phát động chương trình Dựng lại mái nhà, mái trường cho vùng bão lũ thì có hỏi ý hai bé rằng các bé có muốn góp tiền để dành nhằm giúp các bạn nhỏ vùng lũ đang phải nghỉ học vì trường học bị tốc mái, các bé đều đồng ý", chị kể. 

Bà Lê Thị Tuyết và Lê Thị Thu Hà sau buổi thể dục sáng cũng đã cùng nhau tới báo Tuổi Trẻ để góp mỗi người 1 triệu đồng. "Hai chúng tôi đều về hưu rồi, góp được chút nào hay chút ấy để người dân bớt chút khó khăn", cô Hà nhắn nhủ.

Tiếp nhận 17,47 tỉ đồng

Tính đến 31-10, Tuổi Trẻ đã tiếp nhận 17,47 tỉ đồng từ các nguồn đóng góp hỗ trợ của người dân và doanh nghiệp. Đến nay, Tuổi Trẻ đã phối hợp cùng với Thành đoàn TP.HCM và các đơn vị để thực hiện các hoạt động cứu trợ khẩn cấp với số tiền khoảng 7,67 tỉ đồng.

Hiện chương trình Dựng lại mái nhà, mái trường cho vùng bão lũ và Tiếp sức học sinh, giáo viên vùng lũ quay trở lại trường học đang được Tuổi Trẻ và nhiều đơn vị phối hợp thực hiện ở nhiều nơi để kịp hỗ trợ người dân, học sinh và giáo viên vùng lũ sớm ổn định sau lũ.

Những chuyến xe tôn tiếp tục đến với vùng bão lũ

11120ton6 1(read-only)

Những tấm tôn mang nặng nghĩa tình được trao chiều tối 31-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tối 31-10, những chuyến xe chở tôn từ TP.HCM do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần thép Vạn Thành và tấm lòng của bạn đọc tiếp tục đến với trường học, người dân vùng tâm bão Quảng Ngãi.

Hành trình vượt nghìn cây số của những tấm tôn nghĩa tình nhận được sự cảm ơn của người dân, thầy cô vùng tâm bão.

Điểm tập kết 1.000m2 tôn trong chuyến xe lần này là Trường mầm non Tịnh Khê, trong cả buổi chiều, nhiều người dân, thầy cô đứng trước trường chờ đợi.

Nhưng do trời tối và không có điện, trong khi xe phải hạ tải trao tặng cho người dân huyện Mộ Đức đến muộn nên chỉ có vài hộ dân, thầy cô và chính quyền đại diện nhận tôn.

Cô giáo Phạm Thị Tuyết, giáo viên Trường mầm non Tịnh Kỳ, đại diện nhận tôn, gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần thép Vạn Thành và bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã dành sự quan tâm cho những mái trường và nhà dân sau khi cơn bão dữ quét qua.

"Thật sự quá quý với trường vào lúc này. Cơn bão tàn phá, làm hư hỏng 100% mái tôn của trường. Những tấm tôn này sẽ nhanh chóng được lợp để ngày 2-11, trường mở cửa đón các cháu đến trường", cô Tuyết nói.

Ông Võ Minh Chính, chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, một lần nữa gửi lời cảm ơn đến bạn đọc báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần thép Vạn Thành đã tiếp sức cho người dân vùng tâm bão số 9.

Những hộ dân khó khăn nhất, cần tiếp sức nhất đã được UBND xã Tịnh Khê chọn ra và trong những ngày tới, đội quân tình nguyện của xã sẽ giúp đỡ những hộ dân lợp lại mái nhà. Ông Chính nói: "Những tấm tôn này không chỉ giúp người dân mà ngay cả chính quyền địa phương vơi đi nỗi lo".

TRẦN MAI

Ân tình bạn đọc với người dân vùng sạt lở Trà LengÂn tình bạn đọc với người dân vùng sạt lở Trà Leng

TTO - Những dòng tin tức, hình ảnh về hiện trường sạt lở kinh hoàng ở Trà Leng đăng trên báo Tuổi Trẻ đã thôi thúc những bạn đọc, nhà hảo tâm khắp mọi miền Tổ quốc chia sẻ với những mất mát, đau thương của người dân nơi đây.

Xem thêm: mth.68793722213010202-ar-iuhc-iogn-od-oab-gnod-yaht-ihk-od-ig-mal-iahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phải làm gì đó khi thấy đồng bào dỡ ngói chui ra”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools