vĐồng tin tức tài chính 365

31/40 hồ đập chưa xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp

2020-11-05 06:45

31/40 hồ đập chưa xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp

Lan Nhi

 

(TBKTSG Online)- Không phủ nhận việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật là những vấn đề do tác động của con người, từ các dự án như thủy điện. Nhưng Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vẫn khẳng định, trước tiên, sạt lở đất gắn liền với yếu tố thời tiết dị thường. Việc thực thi chính sách đối với thủy điện đã được làm rất chặt chẽ, nhất là từ năm 2016 trở lại đây.

Ngoại trừ các dự án thủy điện lớn có tác dụng ngăn lũ, điều tiết nước (như dự án thủy điện Lai Châu-ảnh), còn nhiều các dự án thủy điện nhỏ và vừa gây tranh cãi về tác động xả lũ của nó đối với người dân các vùng gần dự án Ảnh:EVN

Sau chuyến đi dài đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đăng đàn tại phiên thảo luận chiều 4-11 về tình hình kinh tế xã hội. Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định rằng sạt lở đất gắn chặt với yếu tố thời tiết dị thường. Như lượng mưa ở các địa phương miền Trung 16 ngày qua rất lớn, thời gian lưu bão kéo dài, như cơn bão Molave quần thảo 6 tiếng đồng hồ trong ngày 28-10, đã làm biến đổi địa chất, thổ nhưỡng và gây ra các đợt sụt lở nghiêm trọng. Song ông cũng không phủ nhận việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật là do tác động của con người, từ các dự án thủy điện.

Cũng theo Bộ trưởng Tuấn Anh, việc thực thi chính sách đối với thủy điện đã được làm rất chặt chẽ, nhất là từ năm 2016 trở lại đây, các văn bản giám sát hướng dẫn phát triển thủy điện, kiểm tra an toàn, hồ đập, quy trình hồ chứa, xả lũ... do Quốc hội và các bộ, ngành ban hành cũng siết chặt hoạt động thủy điện.

Tuy nhiên, chính Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến nói trước Quốc hội rằng, Thủ tướng đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu kỹ yếu tố tự nhiên để tìm nguyên nhân và giải pháp giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.  Theo ông Chiến, hiện tại kết luận nguyên nhân gây ra thiên tai miền Trung vẫn là sớm và chưa có sức thuyết phục.

Còn theo Báo cáo giám sát của Quốc hội về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập, trong thực tiễn quản lý vẫn bộc lộ một số bất cập như một số nhà máy như thủy điện Hố Hô, Vĩnh Sơn 5, Nà Loà, Bắc Khê 1, Đăk Mi 4, Sử Pán 1 còn có thời điểm chưa tuân thủ đúng các quy định vận hành như xả lưu lượng tối thiểu cho hạ du; thực hiện việc thông tin, thông báo; lắp đặt hệ thống thông báo, cảnh báo xả lũ, xả nước phát điện, lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng,..; một số sự cố xảy ra trong vận hành do tác động của thiên tai như sự cố ở thủy điện Đắk Kar, Đăk Sin 1.

Mặt khác, còn có sự chồng chéo về thẩm quyền điều tiết nước trong mùa kiệt giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc quy định thời gian tích nước cuối mùa lũ khá ngắn nên các hồ không tích được đến mực nước dâng bình thường để đảm bảo cho công tác phát điện và trữ nước phục vụ nhu cầu cấp nước cho năm tiếp theo.
Giám sát đối với các đập, hồ chứa do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và một số công trình có tầm quan trọng đặc biệt cho thấy, hiện còn 17/40 hồ chứa nước chưa kịp thời lập điều chỉnh và hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa. Còn có 13/40 đập, hồ chứa nước chưa có phương án bảo vệ đập được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Một số hồ chứa có tình trạng bị lấn, chiếm sử dụng đất, khai thác lòng hồ trái phép như hồ chứa thủy điện Đại Ninh, Pleikrông; 14/40 đập, hồ chứa nước chưa có phương án ứng phó với thiên tai; được chủ sở hữu xây dựng phê duyệt; 31/40 đập, hồ chứa nước chưa được xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc phương án chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Xem thêm: lmth.pac-nahk-ohp-gnu-na-gnouhp-gnud-yax-auhc-pad-oh-0413/303013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“31/40 hồ đập chưa xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools