Dù được nhận định là ngành sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA, nhưng thực tế sau 3 tháng có hiệu lực, tới nay ngành dệt may vẫn chưa có con số cụ thể nào về tác động của hiệp định.
Mặc dù EVFTA đã có hiệu lực nhưng với mặt hàng đồ bảo hộ lao động, đại diện một doanh nghiệp dệt may cho biết vẫn chọn chịu thuế theo chế độ GSP, ưu đãi thuế quan phổ cập, với mức 9,6% thay vì hưởng ưu đãi EVFTA.
Lý giải điều này, Hiệp hội Dệt may cho rằng thuế trong EVFTA là thuế MFN (mức thuế cơ sở theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) hiện đang ở mức 12%. Lộ trình giảm thuế kéo dài từ 5 - 7 năm. Do vậy, mức thuế này đang cao hơn so với thuế GSP.
Các chuyên gia đánh giá, khả năng hưởng lợi của ngành dệt may phụ thuộc vào năng lực cung ứng vải nội địa trong 2 năm tới. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Thuế chưa đủ hấp dẫn tạo ra rào cản để doanh nghiệp chủ động chuyển nguồn cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc về trong nước khi vải từ Trung Quốc đang rẻ hơn 10 - 40% so với vải sản xuất trong nước
"Hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc đến 70% nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ không đạt yêu cầu xuất xứ từ vải trở đi theo EVFTA và không hưởng ưu đãi thuế", bà Nguyễn Thu Thủy, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI Research, cho biết.
Thêm vào đó, vì diễn biến COVID-19 tại thị trường EU vẫn phức tạp nên nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may chưa cải thiện. Điều này cũng gây ra rào cản tâm lý để doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất nguyên liệu vải.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc đến 70% nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Cân nhắc giữa lợi thế về thuế và giá nguyên liệu. Đến giữa năm 2021 tình hình thị trường châu Âu sẽ ổn định trở lại. Thứ hai là các doanh nghiệp dệt của Việt Nam đã có thời gian chuẩn bị, lúc đó chúng ta sẽ kết hợp tạo thành chuỗi giữa dệt và may", ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt - May- Thêu - Đan TP.HCM, chia sẻ.
Theo quy định, từ năm thứ 3 trở đi, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo EVFTA, mức thuế MFN sẽ tăng lên 12%. Do vậy, các chuyên gia đánh giá khả năng hưởng lợi của ngành dệt may phụ thuộc vào năng lực cung ứng vải nội địa trong 2 năm tới.
VTV.vn - Bộ Công Thương vừa thông báo tới các doanh nghiệp về việc một số hàng dệt may xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á - Âu có nguy cơ vượt ngưỡng ưu đãi cho phép.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.14302539050110202-atfve-ut-iol-gnouh-iom-teiv-yam-ted-oan-ihk/et-hnik/nv.vtv