vĐồng tin tức tài chính 365

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp: Bật tăng vào năm 2021?

2020-11-05 12:48

Các chuyên gia cho rằng các thương vụ mua bán sáp nhập, tái cấu trúc đang bị ảnh hưởng trong năm 2020 do dịch COVID-19, nhưng sẽ bật tăng vào năm 2021.

Điểm các thương vụ mua bán, sáp nhập "khủng"

Theo ông Đặng Xuân Minh, Viện Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (CMAC), đồng sáng lập Diễn đàn M&A Việt Nam, làn sóng dịch chuyển đầu tư mới vào Việt Nam sẽ rất tốt cho kinh tế Việt Nam nói chung và các hoạt động đầu tư gián tiếp nói riêng.

Trong thời gian qua, đã nổi lên các thương vụ mua bán sáp nhập đáng chú ý như: Nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty Bao bì Biên Hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa Đồng Việt (Dovina) hay như năm 2019 KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của BIDV, Vietinbank bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính…

Tập đoàn Mitsubishi và Nomura Real Estate công bố mua 80% cổ phần giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Grand Park của Vinhomes (VHM) tại quận 9, TPHCM. Tập đoàn Stark Corporation và Super Energy Corporation (Thái Lan) cũng đã lần lượt hoàn tất mua 100% cổ phần của CTCP Cáp điện Thịnh Phát và 4 dự án nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước...

Ông Đặng Xuân Minh cho rằng, việc góp vốn, mua cổ phần tại những doanh nghiệp là bình thường, nên để diễn ra tự nhiên theo quy luật thị trường.

"Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất" - ông Đặng Xuân Minh nêu ý kiến

Một số chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập thông qua các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập.

Việt Nam là địa chỉ thu hút các nhà đầu tư trong giai đoạn tới

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, do sự tác động của COVID-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỉ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

Mặc dù vậy, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi khống chế thành công đại dịch COVID-19 và nhiều cơ hội mở ra. Đó là sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn; các Hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo luôn hấp dẫn, kích thích các nhà đầu tư mua bán sáp nhập. Ảnh minh họa: Khánh Vũ
Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo luôn hấp dẫn, kích thích các nhà đầu tư mua bán sáp nhập. Ảnh minh họa: Khánh Vũ
Thông tin về M&A 2020 với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” sáng 5.11, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư - Trưởng Ban Tổ chức M&A 2020, nhấn mạnh:

“Thực tế cho thấy, hoạt động M&A trở nên sôi động trong các giai đoạn khủng hoảng, các giao dịch hứa hẹn bùng nổ khi bên bán có động lực giao dịch trước áp lực kinh tế. Với sự phát triển kinh tế, thị trường rộng lớn Việt Nam vẫn là tâm điểm của giới đầu tư khu vực và toàn cầu” - ông Lê Trọng Minh nói.

Nhiều dự báo cho rằng, làn sóng M&A sẽ có độ trễ vì đại dịch COVID-19 khiến bên mua và bên bán chưa gặp nhau, việc hình thành thương vụ lâu hơn dự kiến. Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng có sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới hậu COVID-19, với thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn hơn.

Giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu COVID-19. Theo dự báo của CMAC, thị trường có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021-2022.

Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỉ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022.

Xem thêm: odl.357158-1202-man-oav-gnat-tab-peihgn-hnaod-pahn-pas-nab-aum/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mua bán sáp nhập doanh nghiệp: Bật tăng vào năm 2021?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools