Nếu Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden đắc cử, nhiều khả năng ông sẽ không chấm dứt cuộc chiến thương mại được khơi mào bởi người tiền nhiệm. Trong cuộc vận động tranh cử, ông Biden đã cam kết rằng sẽ không thực hiện thêm bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do mới nào nếu chưa thu hút được một lượng lớn đầu tư trở lại đất nước.
Bởi vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ không chấm dứt chiến tranh thương mại ngay lập tức. Trên thực tế, những vấn đề nổi cộm trong nước như khủng hoảng thị trường lao động, đại dịch Covid-19, giá y tế quá cao, hạ tầng cơ sở xuống cấp và chính sách thuế gây tranh cãi đang khiến công dân Mỹ không mặn mà với những hiệp định thương mại.
Tiếp tục bảo hộ thương mại
Trước đó, Cựu tổng thống Barack Obama đã từng theo đuổi các thỏa thuận tự do thương mại bất chấp thực tế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang tác động đến ngành sản xuất và việc làm tại Mỹ. Chính những yếu tố này đã giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử do nhận được những phiếu bầu từ các bang yếu địa như Michigan, Wisconsin hay Pennsylvania.
Trong cuộc bầu cử lần này, Ứng cử viên Biden không mắc lại sai lầm của Đảng Dân chủ khi vừa muốn giải quyết tình hình khó khăn trong nước nhưng cũng muốn thúc đẩy trở lại thương mại. Thế nhưng thương mại thế giới đã thay đổi quá nhiều sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump và để trấn an trong nước, việc ông Biden tiếp tục các chính sách bảo hộ là điều tất yếu.
Ví dụ, ông Biden muốn thực hiện chương trình "Buy American" trị giá 400 tỷ USD nhắm tới ngành xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước và công nghệ năng lượng sạch. Thế nhưng chính sách này sẽ bị ảnh hưởng bởi những đối thủ cung ứng cạnh tranh từ Châu Âu và Châu Á và một chính sách bảo hộ là có khả năng xảy ra.
Tồi tệ hơn, chính ông Biden đã từng cam kết sẽ giải quyết khoản đầu tư hàng chục tỷ USD hàng năm rời khỏi Mỹ để giúp thị trường nước ngoài tạo việc làm và xây dựng nhà máy. Trong khi đây lại là những cam kết cơ bản mà Mỹ cần thực hiện khi tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay muốn ký kết với những thị trường khác.
Thậm chí cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hiện nay cũng sẽ không chấm dứt nếu ông Biden đắc cử. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích ông Biden nương tay với Trung Quốc nhưng đáp trả, Ứng cử viên Biden đã liên tục cáo buộc nền kinh tế số 2 thế giới này đã đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, tấn công mạng và có chính sách bảo hộ bất bình đẳng.
Đảo ngược nhiều chính sách của Tổng thống Trump
Tất nhiên, ông Biden có thể sẽ mềm mỏng hơn với các đồng minh trong vấn đề thương mại. Đầu tiên nhà lãnh đạo này có thể sẽ cải thiện quan hệ với Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sau những bất hòa mà Tổng thống Trump từng gây ra. Tiếp đó Mỹ có thể sẽ đàm phán lại với Châu Âu để bỏ hàng rào thuế đặc biệt lên sắt và nhôm, đồng thời chấm dứt những tranh cãi liên quan đến trợ giá cho các tập đoàn hàng không Airbus lẫn Boeing.
Với Canada và Mexico, Mỹ có thể sẽ thực hiện một bước tiến nhằm hoàn thiện Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ mới cũng như chấm dứt chính sách chống nhập khẩu nhôm từ Canada và dòng người di cư từ Mexico.
Ngoài ra, những chính sách dưới thời Tổng thống Trump cũng có thể bị đảo ngược, ví dụ như Hiệp đính Paris về chống biến đổi khí hậu hay thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tuy nhiên nếu ông Biden đắc cử, chính phủ Mỹ sẽ có rất nhiều việc phải làm trong nước trước. Họ phải giải quyết dịch Covid-19 đã khiến hơn 220.000 người chết cũng như chống lại các rắc rối khi mới chuyển giao quyền lực, điều tương tự đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền vào năm 2017.
"Dù bằng cách nào thì họ cũng sẽ giống như chúng tôi khi vào Nhà Trắng vào năm 2009, thậm chí là có thể còn tệ hơn. Chúng tôi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng 2008 trong khi họ phải chống lại cả một đợt suy thoái. Tệ hơn là tình hình hiện nay rất khó để có thể vừa chống suy thoái kinh tế vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân", Cố vấn Chris Lu của Cựu Tổng thống Barack Obama nhận định nếu ông Biden đắc cử.
*Nguồn: Economist, theguardian, foreignpolicy.
AB
Theo Tổ Quốc/Tổng hợp
Xem thêm: nhc.48540300150110202-ym-gnoht-gnot-uc-cad-nedib-gno-uen-ar-yax-es-ig-ueid/nv.zibefac