vĐồng tin tức tài chính 365

Bầu cử Mỹ 2020: Đêm dài lắm mộng

2020-11-06 09:43
Bầu cử Mỹ 2020: Đêm dài lắm mộng - Ảnh 1.

Người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ ở Manhattan, New York tối 5-11 - Ảnh: REUTERS

Đêm 4-11 rạng sáng 5-11 (theo giờ Mỹ), người biểu tình đã tập trung bên ngoài khu vực bầu cử hạt Maricopa, bang Arizona. Bản tin của CBS 5 cho thấy khoảng 200 người đã tụ tập ôn hòa, kêu gọi khu vực này "hãy đếm từng phiếu". Maricopa là hạt đông dân nhất của Arizona, và trở thành tâm điểm sau khi có thông tin về chuyện trục trặc kiểm phiếu tại đây.

Chúng tôi sẽ thách thức pháp lý tất cả những bang ông Biden đã giành được gần đây vì gian lận cử tri và gian lận bầu cử tại bang. Có rất nhiều bằng chứng - hãy xem từ truyền thông. CHÚNG TA SẼ THẮNG! Nước Mỹ trên hết!

Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter ngày 5-11

Căng thẳng cực độ

Trước đó, ứng viên Biden của Đảng Dân chủ được cho đã chiến thắng ở Arizona và lấy trọn 11 phiếu đại cử tri. Và đầu ngày 5-11 (theo giờ Việt Nam), ông Biden có 264 phiếu, còn ông Trump có 214 phiếu. Nếu kết quả này được tính, ông Biden chỉ cần thắng thêm bang Nevada (6 phiếu) là đủ số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử.

Tuy nhiên, số liệu ở Arizona chưa thể xem là chính thức. Dữ liệu này do Công ty Edison Research giao cho một số báo, đài và hãng thông tấn, trong đó khẳng định tỉ lệ phiếu đã kiểm là 98%. Nhưng thực tế, theo biên tập viên Patrick LaForge của báo New York Times, đó là một lỗi kiểm phiếu, và số phiếu đếm tới khuya 4-11 (theo giờ Mỹ) chỉ là 86%.

Arizona không phải nơi duy nhất "sinh biến" sau khi đa số các báo công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ. Tại Wisconsin, hôm 4-11 ông Biden cũng được cho đã chiến thắng và giành được 10 phiếu đại cử tri. 

Tuy nhiên, chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump thông báo sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở bang này. Tính tới chiều 5-11 (theo giờ Việt Nam), ông Biden vẫn dẫn trước ông Trump ở Wisconsin với tỉ lệ sát sao ít hơn 1%, tương ứng khoảng 20.000 lá phiếu; các thành phố như Milwaukee, Green Bay và Kenosha đều có phiếu bầu vắng mặt và được cho là nhân tố đóng góp vào việc ông Biden "đổi màu" bang này.

Nhìn chung, các diễn biến mới khiến việc đếm phiếu trên truyền thông Mỹ "loạn cào cào". Hãng tin Reuters chiều 5-11 đã tạm rút bỏ thống kê ở hai bang Wisconsin và Arizona, hiển thị ông Biden giành được 243 phiếu đại cử tri thay vì 264 như ban đầu. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông như CNN hay New York Times chỉ rút dữ liệu của bang Arizona do trục trặc.

Kết quả là tới nay cả ông Biden lẫn ông Trump đều chưa thể tuyên bố chiến thắng khi còn đó một lượng phiếu bầu vắng mặt cần kiểm tra, chưa kể khả năng phải kiểm lại.

Rộ tin giả, thuyết âm mưu

Thực tế kể từ khi hãng tin AP và vài tờ báo uy tín khác tuyên bố ông Biden thắng ở Wisconsin, đã xuất hiện đầy rẫy thuyết âm mưu và tin giả khẳng định có sự gian lận và những điểm đáng ngờ trong khâu kiểm phiếu năm nay.

Ví dụ vào rạng sáng 5-11, Twitter lan truyền một thông tin nói Wisconsin có số cử tri bỏ phiếu là 3.239.920, cao hơn số cử tri đăng ký là 3.129.000. Tuy nhiên, thông tin này sau đó bị một số hãng tin uy tín kiểm tra và khẳng định là tin giả. Vì theo website của Ủy ban bầu cử Wisconsin, tổng số lượng cử tri đăng ký bỏ phiếu là 3.684.726 người chứ không phải 3.129.000 người.

Nhưng kể cả khi như vậy, thuyết âm mưu vẫn xuất hiện, đặt dấu hỏi về việc tại sao tỉ lệ đi bầu trên số đăng ký (turnout) của Wisconsin lại cao bất thường như vậy (gần 88%). 

Tính tới chiều 5-11, có 3.240.549 phiếu ở Wisconsin đã bỏ cho ông Biden và ông Trump. Để so sánh, tại cuộc bầu cử năm 2016 giữa ông Trump và bà Hillary Clinton, tỉ lệ đi bầu của bang này là 67,34%.

Tổng thống Trump hôm 4-11 tiếp tục ta thán về việc kiểm phiếu, viết trên Twitter rằng "họ" chỉ đang tìm phiếu bầu của Biden để đếm ở Pennsylvania, Wisconsin và Michigan. Hãng tin AP khẳng định tin giả trên mạng xã hội với nội dung nghi ngờ có gian lận bầu cử đã "tăng đáng kể", bắt nguồn từ câu nói trên của ông Trump.

Hãng tin AP dẫn lời giáo sư ĐH Washington Kate Starbird, một chuyên gia về vấn đề tin giả, khẳng định đã thấy rất nhiều điều có lợi cho ông Trump trong đêm các bang từ đỏ chuyển sang xanh, tức từ chỗ ông Trump đang dẫn trước tới khi tình thế đảo chiều, và rồi "chúng tôi chứng kiến những nỗ lực cố gắng không chấp nhận sự thay đổi này". 

Trong khi đó, công ty theo dõi tin tức giả mạo trên mạng VineSight thống kê rằng có hơn 221.000 lượt chia sẻ trên Twitter đề cập tới việc gian lận bầu cử trong 24 giờ, tính từ ngày bầu cử 3-11, so với chỉ 10.000 lượt chia sẻ tương ứng về chủ đề này trước đó một ngày.

Phía ông Trump tố Nevada gian lận phiếu bầu

Ông Ric Grenell, cựu quyền giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ, ngày 5-11 tổ chức họp báo tại Las Vegas (Nevada) để chính thức tuyên bố chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đệ đơn kiện gian lận phiếu bầu. Theo đài Fox News, phía chiến dịch của ông Trump cho rằng ít nhất 10.000 người vẫn bỏ phiếu tại bang này dù không còn sinh sống tại đây.

Trước đó, chiến dịch tranh cử của ông Trump và Đảng Cộng hòa tại Georgia đã đệ đơn kiện chính quyền bang vào ngày 4-11. Đơn kiện xoay quanh cáo buộc các quan chức tại một quận ủng hộ Dân chủ đã đếm cả các phiếu bầu được nhận sau khi đóng thùng phiếu hôm 3-11.

Kiểm lại phiếu bầu tổng thống Mỹ: Mỗi bang mỗi cáchKiểm lại phiếu bầu tổng thống Mỹ: Mỗi bang mỗi cách

TTO - Có bang chấp nhận đếm lại miễn là có yêu cầu từ một trong các ứng viên, có bang lại nêu ra điều kiện chỉ khi nào cách biệt giữa các bên là dưới 0,5% tỉ lệ phiếu bầu. Donald Trump và Joe Biden đang bám rất sát tại các bang chiến địa.

Xem thêm: mth.31133128060110202-gnom-mal-iad-med-0202-ym-uc-uab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bầu cử Mỹ 2020: Đêm dài lắm mộng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools