Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân làng Andalusian ở Arriate, Tây Ban Nha ngày 7-11 - Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, đến nay đã có 35.546.511 người nhiễm bệnh đã phục hồi. Hiện còn khoảng 13.452.461 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó số trường hợp nguy kịch là 91.778 trường hợp, chiếm tỉ lệ 1%.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với 10.182.818 ca nhiễm và 243.257 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 8.507.203 ca nhiễm và 126.162 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 5.653.561 ca nhiễm và 162.286 ca tử vong.
Tại Mỹ, số ca nhiễm mới tăng cao trong ngày thứ ba liên tiếp với hơn 127.000 ca trong 24 giờ qua. Riêng tại bang Texas, tổng cộng đã có 950.549 ca nhiễm, trong đó có 18.700 ca tử vong. Kể từ đầu tháng 10 đến nay, số ca nhiễm mới trong 7 ngày tại bang này đã tăng gấp đôi và số ca nhập viện tăng khoảng 90%.
Ở châu Âu, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã vượt 40.000 ca sau khi có 306 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 86.852 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 1.748.705 ca.
Số ca nhiễm tăng mạnh trong thời gian gần đây đang gây áp lực lên các bệnh viện ở Pháp, nơi đang điều trị tích cực đối với 4.410 bệnh nhân COVID-19 so với 3.721 bệnh nhân hồi đầu tuần này.
Các thống kê đã chỉ ra tốc độ lây lan dịch bệnh đang nhanh dần đều. Nếu như từ khi dịch bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc hồi cuối năm 2019 đến khi cả thế giới ghi nhận mốc 1 triệu ca bệnh là 3 tháng sau đó, thì giờ đây trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày 18-10 đến 8-11), tổng số ca bệnh trên thế giới đã tăng thêm 10 triệu ca (từ 40 triệu lên 50 triệu).
Nếu như trong 12 ngày, thế giới đi từ mốc 40 triệu lên 45 triệu ca thì chỉ trong 9 ngày sau đó, thế giới lại chạm ngưỡng 50 triệu ca.
Và nếu cứ theo đà tăng hơn 600.000 ca/ngày hiện nay thì thế giới sẽ lên mốc 55 triệu ca chỉ trong khoảng 7 ngày tới.
Các khoảng cách thời gian cứ thu hẹp dần càng củng cố thêm nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra hồi đầu tháng 10 vừa qua rằng thế giới đang bước vào giai đoạn dịch bệnh “nguy hiểm”.
Lời kêu gọi cảnh giác với dịch bệnh ở khu phố Soho thuộc thủ đô London (Anh) ngày 7-11 - Ảnh: REUTERS
Tại Ý, chính phủ nước này đã thông qua gói cứu trợ kinh tế bổ sung trị giá 2,5 tỉ euro nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Đây là khoản hỗ trợ mới nhất bên cạnh kế hoạch cứu trợ kinh tế trọn gói trị giá 5 tỉ euro được chính phủ thông qua hôm 27-10 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có chiều hướng bùng phát mạnh trở lại ở nước này.
Ngày 7-10, Ý đã ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức kỷ lục từ trước đến nay, với 39.811 ca cùng với 425 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 90.490 ca và tổng số ca tử vong lên 41.063 ca.
Chính quyền Roma trước đó cũng đã thông qua các khoản kích thích kinh tế trị giá 100 tỉ euro nhằm hỗ trợ nền kinh tế, khiến nợ công của Ý tăng tới gần mức 160% GDP.
Do dịch COVID-19 hiện đang có chiều hướng tăng mạnh trở lại, cộng thêm nguy cơ phải tiếp tục áp đặt các lệnh phong tỏa, Thủ tướng Giuseppe Conte có thể sẽ buộc phải đề nghị quốc hội nới rộng mức thâm hụt ngân sách trước cuối năm nay.
Trong thời gian tới, Ý dự kiến tiếp nhận 209 tỉ euro (gồm các khoản vay và viện trợ không hoàn lại) từ Quỹ Phục hồi của Liên minh châu Âu. Giới chuyên gia cho rằng khoản tài trợ này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng của Ý trong những năm tới.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 8-11 thông báo Trung Quốc đại lục có 28 ca nhập cảnh và không có ca lây nhiễm cộng đồng trong ngày 7-11. Như vậy đến hết ngày 7-11, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 86.212 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong.
Doanh nghiệp cần nhiều hơn vốn để vượt bão COVID-19 Để ứng phó với những thách thức và khó khăn hiện hữu trong đại dịch COVID-19, doanh nghiệp không chỉ cần tới những hỗ trợ về tín dụng từ các ngân hàng, mà còn cần thêm những hậu thuẫn đa chiều. | Nhà đầu tư ngoại xem Việt Nam là "kênh trú ẩn an toàn" trong dịch COVID-19 TTO - Đại dịch khiến các khoản đầu tư của nhà đầu tư ngoại trở nên dè dặt hơn, nhưng cũng thúc đẩy phát triển các ý tưởng mới. Lĩnh vực được đánh giá tiềm năng trong năm tới là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và đầu tư mạo hiểm. | Vắcxin COVID-19 'made in Việt Nam' lần đầu thử trên người TTO - Khi dịch COVID-19 vừa xuất hiện (gần 1 năm trước), các nhà sản xuất vắcxin VN bày tỏ hi vọng tham gia cuộc đua, những người quan tâm đến cơ hội phòng bệnh bằng vắcxin vừa mừng vừa lo, bởi thông thường để phát triển được 1 vắcxin cần 5-10 năm. |
Xem thêm: mth.42231200180110202-91-divoc-meihn-ac-ueirt-05-noh-oc-ad-ioig-eht/nv.ertiout