vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng đẩy biến đổi khí hậu ra hậu trường

2020-11-08 11:32

Đừng đẩy biến đổi khí hậu ra hậu trường

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(TBKTSG) - Năm 2019 là năm ý thức của người dân về tác động của biến đổi khí hậu lên cuộc sống của mọi người cao hơn bao giờ hết. Những thảm họa hiển hiện như cháy rừng, lũ lụt, bão tố, hạn hán và những tiếng nói kêu gọi của giới trẻ đã tạo ấn tượng sâu sắc lên nhiều người, bước đầu chuyển biến ý thức đó thành hành động tích cực vì môi trường.

Cảnh ngập lụt nặng ở tỉnh Quảng Bình sau khi bão Molave đổ bộ hồi tháng 10 vừa qua. Ảnh: TTXVN

Đáng tiếc, bước vào năm 2020, đại dịch Covid-19 đã đẩy vấn đề biến đổi khí hậu ra đằng sau mặc dù rừng vẫn cháy dữ dội, mưa lũ vẫn ập xuống ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nơi khác vẫn chịu thiên tai khốc liệt hơn trước. Ở nước ta mùa mưa bão hiện nay đã tác động xấu lên cuộc sống của hàng triệu người mà sự tàn phá của lũ dữ hay bão mạnh gia tăng thấy rõ do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên những tháng đầu năm chúng ta dồn hết sức lực của xã hội vào chuyện chống dịch nên có phần nào quên đi chuyện biến đổi khí hậu. Ngay cả việc sửa Luật Bảo vệ môi trường dự kiến thông qua tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra cũng không được lan tỏa như mong đợi; báo chí trước đó chỉ tập trung vào một chi tiết rất nhỏ là “cân rác thu phí”.

Điều may mắn, ở nước ta chuyện biến đổi khí hậu là rất cụ thể chứ không rơi vào tranh cãi nguyên nhân hay tầm mức ảnh hưởng như ở nước khác. Phá rừng để làm thủy điện ắt sẽ góp phần gây sụt lở đồi núi nhiều hơn; nước biển dâng ai cũng thấy rất rõ khi nước do triều cường lớn hơn nhiều so với ngày xưa; mưa như trút nước, vũ lượng đạt mức kỷ lục cũng do các biến đổi làm mọi hiện tượng thời tiết trở nên cực đoan hơn trước.

Vì thế cần đưa ý thức về biến đổi khí hậu ra đằng trước, là cân nhắc quan trọng nhất trong mọi quyết định, mọi chính sách. Không cần đợi đến các đợt lũ lớn vừa qua, trong thời gian qua Quốc hội đã quyết định cắt giảm hơn 400 dự án thủy điện nhỏ, theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.

Thiết nghĩ nhân đó cần vạch lại chiến lược phát triển điện mặt trời bằng cách khuyến khích mạnh đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo này đồng thời Nhà nước cần đầu tư cho hệ thống lưu trữ, truyền tải điện để đưa hết sản lượng điện mặt trời hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Nhân việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường hãy nhìn lại những dự án có tác động xấu đến môi trường và các thiếu sót của luật làm cho việc đánh giá tác động đã không ngăn được những tác động đó. Sửa luật có nghĩa phải trả lời cho được câu hỏi Luật Bảo vệ môi trường đã tạo ra bộ khung pháp lý nào nhằm hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu; các điều luật được sửa đổi, bổ sung sẽ giúp gì cho việc giảm phát thải khí nhà kính, sẽ chuẩn bị như thế nào để chúng ta có thể ứng phó, phòng ngừa các hiện tượng môi trường cực đoan trong tương lai để bảo vệ sức khỏe của người dân...

Quan trọng hơn, phải làm sao từ việc sửa luật, chúng ta có được một chiến lược mang tầm cỡ quốc gia và có tính dài hạn để làm bộ khung tham chiếu cho mọi hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu trong vài thập niên tới. Bộ khung tham chiếu này sẽ là công cụ giúp chúng ta đánh giá dự án nào có hại cho môi trường, làm nặng thêm hiệu ứng biến đổi khí hậu để công luận có thể góp một tay vào việc giám sát sự tuân thủ. Từ ý thức, chúng ta sẽ có hành động nhưng hành động chỉ phát huy hiệu quả nếu được dựa trên một chiến lược toàn vẹn nhằm bảo vệ môi trường của quốc gia.

Xem thêm: lmth.gnourt-uah-ar-uah-ihk-iod-neib-yad-gnud/032013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng đẩy biến đổi khí hậu ra hậu trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools