vĐồng tin tức tài chính 365

Vướng mắc pháp lý về mô hình cho vay trực tuyến ‘cộng sinh’ tiệm cầm đồ

2020-11-09 17:07

Vướng mắc pháp lý về mô hình cho vay trực tuyến ‘cộng sinh’ tiệm cầm đồ

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Đã có trường hợp các tiệm cầm đồ đăng ký khoản vay nước ngoài để kiếm dòng vốn cho vay tín chấp trên thị trường Việt Nam. Cơ quan quản lý cũng lo ngại tình trạng “cầm đồ nhưng không phải cầm đồ” đi ngược với bản chất của hoạt động được quy định trong bộ luật dân sự.

Cho vay trực tuyến sống cộng sinh vào tiệm cầm đồ

Cầm đồ từ truyền thống đến hiện đại: 'bóng tối' trở mình thành 'ngàn tỉ'?

Rất nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến "thượng vàng hạ cám" ra đời trong những năm qua. Ảnh: V.D.

Trong báo cáo tổng kết tháng 10 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng trên địa bàn này có nêu lên một hiện trạng, đó là phát sinh một số trường hợp doanh nghiệp có đăng ký là dịch vụ cầm đồ liên hệ với ngân hàng Nhà nước thành phố để đăng ký khoản vay nước ngoài.

Theo đó, hoạt động cầm đồ tại các doanh nghiệp này có một số đặc điểm như số tiền cho vay nhỏ, số lượng khoản vay lớn, chi phí vay cao, được thực hiện thông qua nền tảng công nghệ trực tuyến (ứng dụng hoặc trang web), có sự hợp tác với doanh nghiệp tư vấn (môi giới) tài chính để tìm kiếm khách hàng vay vốn trong nước.

Đáng chú ý là hoạt động vay cầm cố, hợp đồng giữ tài sản hoặc hợp đồng cho thuê tài sản được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Theo đó, khách hàng xác nhận giao dịch tại các hợp đồng này bằng mã OTP.

Tài sản cầm đồ trong các giao dịch này được doanh nghiệp cầm đồ thỏa thuận gửi cho chính khách hàng cầm đồ (chủ tài sản) giữ và sử dụng hoặc thuê để sử dụng (khách hàng phải trả phí thuê tài sản).

Do đó, cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng địa phương đặt câu hỏi với cơ quan quản lý cấp cao hơn về việc doanh nghiệp cầm đồ ký hợp đồng với khách hàng cầm đồ thông qua phương tiện điện tử có đúng với quy định pháp luật hay không.

Ngoài ra, việc cầm đồ nhưng khách hàng vẫn tiếp tục giữ, hay thuê sử dụng mà không chuyển giao thì liệu có đúng với bản chất của hoạt động cầm đồ và các quy định của pháp luật về cho vay cầm đồ?

Mô hình kinh doanh mới này đã được TBKTSG Online phản ánh trong bài viết gần đây về hoạt động cho vay trực tuyến sống "cộng sinh" vào các tiệm cầm đồ. Theo đó, công ty tài chính công nghệ sẽ thực hiện vai trò “môi giới”, còn các tiệm cầm đồ sẽ giải ngân trực tiếp cho khách hàng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty công nghệ tài chính (fintech) cho vay đã sử dụng mô hình kinh doanh cầm đồ như một công cụ để hợp pháp hóa cho chức năng cho vay tín chấp chuyên nghiệp.

Các mô hình này vốn đã manh nha từ giai đoạn 2015-2016, nở rộ với trào lưu cho vay ngang hàng (P2P lending) rồi bùng nổ app (ứng dụng) cho vay trong giai đoạn gần đây.

Hiện không có thống kê cụ thể nào, nhưng những chia sẻ từ nhiều người hoạt động trong lĩnh vực cho vay cá nhân đều cho biết các fintech cho vay chảy về thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là sau khi mô hình cho vay ngang hàng tại Trung Quốc sụp đổ.

Xem thêm: lmth.od-mac-meit-hnis-gnoc-neyut-curt-yav-ohc-hnih-om-ev-yl-pahp-cam-gnouv/424013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: vay

“Vướng mắc pháp lý về mô hình cho vay trực tuyến ‘cộng sinh’ tiệm cầm đồ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools