vĐồng tin tức tài chính 365

Đa phần doanh nghiệp Việt có vốn mỏng

2020-11-09 21:44
Đa phần doanh nghiệp Việt có vốn mỏng - Ảnh 1.

Theo nghị định 132, Chính phủ giữ mức khống chế chi phí lãi vay được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa là 30% - Ảnh: Q.ĐỊNH

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh đưa ra nhận định trên tại buổi họp báo về nghị định 132 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết chiều 9-11.

Theo ông Minh, tình trạng chung của doanh nghiệp Việt Nam có vốn rất ít, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp. Một tập đoàn có thể thành lập ra hàng trăm công ty nhưng xem xét vốn của pháp nhân đó thì vốn rất mỏng, rất thấp. 

Để lành mạnh hóa hoạt động đầu tư, theo ông Minh, Chính phủ ban hành chính sách khống chế chi phí lãi vay. Mục đích không để doanh nghiệp sử dụng lãi tiền vay quá mức để tránh thuế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh hoạt động đầu tư của mình sao cho hợp lý, hiệu quả.

"Trước thực tế là các doanh nghiệp, nhất là đa phần các doanh nghiệp tư nhân mới phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và đang trong quá trình tích tụ vốn. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nghị định 132 đã kế thừa quy định trước đó là giữ mức khống chế chi phí lãi vay tối đa 30%. Nghị định áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.  

Còn trước đó, mức chi phí lãi vay quy định tại nghị định 20 năm 2017 được Chính phù khống chế chỉ 20%. Rất nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên kết trong nước đã gặp khó khăn" - ông Minh nói. 

Chính phủ đã ban hành nghị định 68 quy định mức trần khống chế chi phí lãi vay nâng từ 20 lên 30% và cho phép doanh nghiệp được hồi tố nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20 lên 30% đồng thời bù trừ với lãi tiền gửi, tiền vay từ năm 2017, 2018. 

Theo tính toán của cơ quan thuế, việc hồi tố trần chi phí lãi vay trong năm 2017, 2018 khiến số thuế dự kiến phải hoàn hoặc khấu trừ cho doanh nghiệp lên đến 4.785 tỉ đồng.

Về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tính đến cuối năm 2019, theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số doanh nghiệp có quan hệ liên kết trên 16.500 đơn vị. Trong đó, số doanh nghiệp có giao dịch liên kết gần 8.000 và 83% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo Tổng cục thuế cũng cho biết thời gian qua, ngành thuế đã thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Số thuế truy thu trong 3 năm (2017-2019) đạt gần 2.000 tỉ đồng. Đặc biệt, qua thanh tra, số giảm lỗ rất lớn như năm 2019 9.000 tỉ đồng. 

Còn 9 tháng đầu năm nay, ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiệp có giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn, phạt 525 tỉ đồng. Trong đó có 177 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với số thuế truy thu hơn 440 tỉ đồng.

Một trong những điểm mới của nghị định 132 là một loạt đối tượng được loại trừ giới hạn chi phí lãi vay khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các khoản vay ODA; vay ưu đãi của Chính phủ về cho doanh nghiệp vay lại; các khoản vay đầu tư, thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước như nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, các dự án phúc lợi công cộng khác.

Hơn 1.000 doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế giao dịch liên kếtHơn 1.000 doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế giao dịch liên kết

TTO - Theo VCCI, sẽ có hơn 1.000 doanh nghiệp được hoàn thuế giao dịch liên kết, với tổng giá trị hoàn thuế gần 5.000 tỉ đồng khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 20 và Bộ Tài chính hoàn trả các khoản đã thu từ 2017-2018 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Xem thêm: mth.315327190110202-gnom-nov-oc-teiv-peihgn-hnaod-nahp-ad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đa phần doanh nghiệp Việt có vốn mỏng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools