vĐồng tin tức tài chính 365

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào?

2020-11-10 09:13

Giành chiến thắng ở bang chiến địa Pennsylvania và trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, ông Joe Biden hiện đang chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực, bất chấp việc đội ngũ tranh cử của Tổng thống Donald Trump tuyên bố "cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc". 

Trước đó, vào tháng 10, Tổng thống Trump cho biết ông đảm bảo sẽ rời Nhà Trắng và tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình nếu ông Biden đắc cử. 

Tuy nhiên, việc ông Trump và thành viên đảng Cộng hòa liên tục cáo buộc có gian lận trong quá trình bầu cử và gửi đơn kiện lên Tòa án tối cao cho thấy đây có thể là lần chuyển giao quyền lực khó khăn nhất từ trước đến giờ, khi chưa có tổng thống nào không chịu chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm.

Cuộc chuyển giao quyền lực đầu tiên ở Mỹ

Rạng sáng ngày 4-3-1801, Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams đã lặng lẽ rời thủ đô Washington khi bầu trời còn chìm trong bóng tối.

Ông không tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức được tổ chức sau đó cùng ngày cho người bạn cũ, giờ là đối thủ chính trị của ông - cựu Tổng thống Thomas Jefferson, người sớm thay thế ông Adams tại dinh thự tổng thống còn chưa xây dựng xong.

Việc ông lặng lẽ rời đi đánh dấu lần chuyển giao quyền lực trong hòa bình đầu tiên giữa hai đối thủ chính trị, được xem là dấu ấn của nền dân chủ Mỹ.

Kể từ đó, người thua trong các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đều sẵn lòng chuyển giao quyền lực cho người thắng trong hòa bình, bất chấp mọi thù hận cá nhân hoặc chia rẽ chính trị có thể tồn tại giữa hai ứng viên.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 1
Tổng thống Donald Trump (phải) và Tổng thống đắc cử Joe Biden tại buổi tranh luận trực tiếp cuối cùng vào ngày 22-10. Ảnh: REUTERS

Từ năm 1801, chuyển giao quyền lực trong hòa bình luôn được xem là dấu ấn của chính phủ Mỹ, cùng với đó là hệ thống hai đảng được xem như yếu tố quan trọng để đảm bảo một nền dân chủ lành mạnh.

Ngoài cố Tổng thống Adams, hầu hết tổng thống Mỹ đều lựa chọn tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là con trai của ông John Adams - John Quincy Adams, người đã từ chối tham dự lễ nhậm chức của ông Andrew Jackson - Tổng thống thứ bảy của Mỹ - vào năm 1829. 

Tổng thống thứ 17 của Mỹ Andrew Jackson cũng từ chối tham dự buổi lễ của người kế nhiệm Ulysses S. Grantas vào năm 1969, thay vào đó chọn tổ chức phiên họp nội các cuối cùng.

Truyền thống dự lễ nhậm chức của các tổng thống mãn nhiệm cũng thay đổi theo năm tháng. Năm 1837, ông Jackson và người kế nhiệm của ông là Martin Van Buren, đã khởi đầu một truyền thống mới khi cùng nhau cưỡi ngựa tới lễ nhậm chức ở Tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 2
Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt. Ảnh: GOOGLE

Cho đến đầu thế kỷ 20, các vị Tổng thống mãn nhiệm và đắc cử cũng thường đi cùng nhau tới Nhà Trắng sau các nghi lễ nhậm chức. Tổng thống thứ 26 của Mỹ - ông Theodore Roosevelt là người đầu tiên bắt đầu một mô hình mới vào năm 1909 khi đi thẳng từ Đồi Capitol tới Nhà ga Liên bang, bắt chuyến tàu đến New York.

Các tổng thống sau này, như Harry Truman, Dwight D. Eisenhower và Lyndon B. Johnson, rời khỏi Tòa nhà Quốc hội Mỹ bằng ô tô. Kể từ khi Gerald Ford rời nhiệm sở vào năm 1977, tất cả các tổng thống và đệ nhất phu nhân mãn nhiệm đều rời lễ nhậm chức bằng máy bay trực thăng, để những người kế nhiệm tham dự bữa tiệc trưa mừng lễ nhậm chức bên trong Điện Capitol.

Quy trình chuyển giao quyền lực

Quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu khi các ứng cử viên tranh cử thành lập một nhóm chuyển tiếp chủ chốt để có thể tiến hành các công việc cần thiết một khi thắng cử.

Giai đoạn chuyển giao thực tế bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử tổng thống (nếu không xảy ra tranh chấp pháp lý), khi một Tổng thống đương nhiệm không được bầu lại hoặc kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình (trong trường hợp này là ông Trump).

Giai đoạn này thường kéo dài từ 72 đến 78 ngày và kết thúc tại buổi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử, diễn ra vào ngày 20-1 của năm tiếp theo.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 3
Lần lượt từ trái sang: cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, Đệ nhất Phu nhân Melanie Trump, Tổng thống Donald Trump và cựu Tổng thống Barack Obama tại Lễ Nhậm chức của ông Trump vào ngày 20-1-2017. Ảnh: REUTERS

Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm bố trí nhân sự cho văn phòng Tổng thống đắc cử, triển khai rà soát các cơ quan, xây dựng kế hoạch và chính sách của Tổng thống đắc cử, và xác định mục tiêu cần thiết để thực hiện các ưu tiên của người Tổng thống mới.

Tổng thống đắc cử đồng thời phải thiết lập mối quan hệ với Quốc hội Mỹ, với chính quyền sắp mãn nhiệm, các cơ quan Chính Phủ, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Quản lý Nhân sự (OPM) để khuyến khích các bên chia sẻ thông tin.

Ban đầu, thời điểm tân Tổng thống nhậm chức được ấn định vào ngày 4-3 của năm liền kề năm diễn ra bầu cử. Nguyên nhân là do quá trình đi lại khó khăn giữa các thành phố và các tiểu bang, đặc biệt trong những tháng mùa đông. 

Cho đến năm 1933, khi tu chính án thứ 20 được phê chuẩn, ngày nhậm chức tổng thống Mỹ đã được tổ chức sớm hơn, tức vào ngày 20-1.

Chính quyền tổng thống đắc cử thường có một số khác biệt nhất định so với chính quyền tiền nhiệm. Tổng thống đắc cử có nghĩa vụ phải công bố sự lựa chọn nội các của mình trong quá trình chuyển giao quyền lực.

Bộ máy chuyển giao của tổng thống đắc cử trước đó sẽ dành thời gian cân nhắc những ứng viên tiềm năng để bổ nhiệm vào nội các và hỗ trợ công tác chuẩn bị an ninh cho các ứng viên.

Có khoảng 4.000 vị trí cần được bổ nhiệm người thay thế, trong đó 1.200 vị trí cấp cao cần sự phê chuẩn của Thượng viện. Thông thường, phải mất từ 6 đến 9 tháng để thay thế tất cả các vị trí cần đến sự chấp thuận của Thượng viện và mất trên một năm để hoàn thiện các vị trí không cần phê chuẩn.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 4
Tổng thống Donald Trump tháo khẩu trang khi trở về Nhà Trắng sau khoảng thời gian chữa trị tại bệnh viện do nhiễm COVID-19. Ảnh: REUTERS

Vào ngày 20-1, tổng thống tân cử sẽ tham dự buổi Lễ Tuyên thệ nhậm chức trước Tòa nhà Quốc hội, chính thức dọn vào Nhà Trắng và nhận một tấm thẻ được gọi là “Biscuit-card”, có chứa mật mã để kích hoạt các lệnh tấn công hạt nhân.

Tổng thống mới cũng sẽ nhận được các thông tin mật, bao gồm danh tính các điệp viên hoạt động tại nước ngoài, các tài liệu mật của Chính phủ. Người này cũng phải lập kế hoạch chiến lược cho 100 ngày quản lý đầu tiên của mình, với sự giúp đỡ của đội ngũ phụ trách giai đoạn chuyển tiếp. 

Mặc dù nhiệm vụ trọng tâm của ban chuyển giao quyền lực là lựa chọn các ứng viên để bổ nhiệm nội các mới và hoạch định chính sách, họ vẫn có hàng trăm công việc khác phải hoàn thành, ví dụ như thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ, phân bố không gian văn phòng và trang thiết bị, đặt mua đồ dùng văn phòng.

Đây thường được xem là những công việc dễ bị bỏ sót. Chẳng hạn vào năm 2009, 50 nhân viên đầu tiên của chính quyền cựu Tổng thống Obama không có máy tính hay giấy tờ để làm việc sau lễ nhậm chức tổng thống, theo tờ The Guardian.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 5
Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris. Ảnh: REUTERS

Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chấp nhận chuyển giao quyền lực?

Với các diễn biến những ngày qua thì hoàn toàn có nguy cơ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump không chịu chấp nhận sự thất bại của ông trong cuộc bầu cử năm 2020 và không chuyển giao quyền lực.

Trong trường hợp chiến thắng của ông Biden quá sít sao, ông Trump được cho là có thể lợi dụng cuộc chiến pháp lý kéo dài về kết quả này để tiếp tục ở lại Nhà Trắng, hãng tin Vox cho hay.

Trường hợp thứ hai, nếu chiến thắng của ông Biden đã quá rõ ràng và vấn đề chỉ nằm ở ý định của ông Trump thì ông Biden - kể từ sau ngày nhậm chức - sẽ có quyền yêu cầu Cơ quan Mật vụ Mỹ bảo vệ quyền lực cho mình.

Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra, ông Trump có thể sẽ ở lại Nhà Trắng cho đến khi có phán quyết của tòa án về kết quả bầu cử. Ông Trump nhiều khả năng sẽ kích hoạt các động thái pháp lý để mong đảo ngược chiến thắng của ông Biden.

Và để có thể xem xét lại tính hợp lệ của các phiếu bầu mà một số tiểu bang nhận được sau ngày cử chính thức 3-11, đội ngũ tranh cử của ông Trump phải đệ một đơn kiện lên tòa án tiểu bang trước khi vụ việc có thể bị chuyển lên Tòa án Tối cao Mỹ.

Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào? - ảnh 6
Tổng thống tân cử Joe Biden tại buổi phát biểu đầu tiên sau khi giành chiến thắng vào tối ngày 7-11 ở Wilmington, bang Delaware. Ảnh: REUTERS

Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, ông Biden có thể viện dẫn Tu chánh án thứ 20 để yêu cầu Cơ quan Mật vụ Mỹ đưa ông Trump ra khỏi Nhà Trắng.

Theo Hiến pháp Mỹ, "nhiệm kỳ của tổng thống và phó thổng thống sẽ kết thúc vào trưa 20-1" và cũng từ thời điểm này, "nhiệm kỳ của những người kế nhiệm sẽ bắt đầu". 

Kể từ thời điểm nhậm chức, ông Biden sẽ có quyền chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ buộc ông Trump bàn giao ghế tổng thống Mỹ và đối xử với ông Trump giống như bất kỳ người nào khác xâm phạm Nhà Trắng nếu ông Trump không đồng ý rời khỏi nơi này, theo luật sư Barbara McQuade, một người từng làm việc trong Tòa án Quận Đông Michigan.

Có nghĩa chỉ cần qua buổi trưa 20-1, ông Trump không còn được chào đón ở Nhà Trắng và các đặc vụ của tân tổng thống chỉ đơn giản là thực hiện nhiệm vụ của mình, theo Vox.

Xem thêm: lmth.850949-oan-eht-ar-neid-ym-gnoht-gnot-cul-neyuq-oaig-neyuhc-hnirt-auq/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ diễn ra thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools