Không công bằng trong giải phóng mặt bằng
Trong phiên thảo luận ở tổ tại Quốc hội vào sáng nay (11/11), khi đề cập đến dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đã nhấn mạnh vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
"Công tác giải phóng mặt bằng của chúng ta, đặc biệt là giải phóng mặt bằng để làm các con đường trong thành phố là rất khó khăn.
Báo chí thường đưa những con đường "dát vàng" ngàn tỷ - Điều này là bởi chúng ta sửa chữa, hay mở rộng những con đường hiện hữu. Cho nên chi phí cho những con đường dài chỉ vài km thôi nhưng có giá lên tới vài nghìn tỷ đồng. Tại những con đường "rát vàng" này, chi phí cho giải phóng mặt chiếm 90% tổng vốn đầu tư, 10% còn lại cho việc xây dựng", ông Thường cho biết.
Song theo đại biểu đoàn Hà Nội, một điều không công bằng là sau khi con đường vừa hoàn thành thì nhà mọc lên, cùng với hàng loạt tỷ phú xuất hiện.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội)
Đại biểu Thường cho rằng chúng ta cần bổ sung một nền tảng pháp lý trong Luật Giao thông đường bộ như thế nào để mở ra một dư địa, không gian cho chính quyền địa phương các tỉnh có thể tạo nguồn thu cho các dự án dùng ngân sách nhà nước.
"Tức là chúng ta lấy 1 hành lang lớn hơn. Chúng ta quy hoạch, đấu giá như thế nào đó, ít nhất trong luật phải tạo được hành lang pháp lý như vậy, chứ không chúng ta nói vẫn chỉ là nói thôi, không có cơ sở nào để thực hiện việc này cả", ông Thường cho biết.
Đại biểu đoàn Hà Nội cho biết, nếu có quy định được cái này sẽ tạo ra đột phá về nguồn thu ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông, trở lại giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, an toàn giao thông.
"Phải làm sao những lợi ích phát sinh từ giá trị đất đai quay trở lại ngân sách nhà nước, tái đầu tư cho GTVT, an toàn giao thông. Chúng ta "nhà nghèo" nhưng sử dụng nguồn lực thì nó đang không thực sự hiệu quả", ông Thường nhấn mạnh.
Theo ông Thương, công tác giải phóng mặt bằng đang có nhiều bất cập (Ảnh minh hoa - Ảnh: Dân trí)
Nâng cao ý thức là không đủ
Còn với dự án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Thường cho rằng tai nạn giao thông hiện phần lớn liên quan đến hành vi vi phạm của người điều khiển giao thông.
"Ở các nút giao thông, nếu có có lực lượng CSGT thì rất trật tự tuân thủ rát tốt. Nhưng không có CSGT thì vi phạm tràn lan, kể cả đèn đỏ cũng vượt. Cùng là người Việt Nam, ra nước ngoài thì rát tuân thủ quy định giao thông rất tốt, nhưng ở trong nước có khi ý thức tuân thủ không cao", ông Thường cho biết
Theo ông Thường, ở đây không hoàn toàn là nhân tố con người. Chúng ta cứ nói nâng cao ý thức… nhưng không hoàn toàn như thế. Vấn đề là quan tam đến thiết kế, quản lý giám sát chưa đạt được hiệu quả cao.
Đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng cần phải nâng cao việc tuần tra kiểm soát để nâng cao hiệu quả của đảm bảo trật tư, an toàn giao thông (Ảnh minh hoa - Ảnh: Dân trí)
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng Luật đảm bảo trật tư an toàn giao thông lần này phải quan tâm phải xử lý các vấn đề như: Công tác tuần tra kiểm soát còn thủ công, quy định sử phạt nguội còn bất cập, chưa có giải pháp xử lý hiệu quả hiện tượng không chấp hành quy định xử phát bất hợp tác, thậm chí là hành hung lực lượng, phối hợp chia sẻ dữ liệu, quy định xử lý tái phạm trật tự ATGT….
"Tôi cho rằng trong luật đảm bảo trật tư an toàn giao thông có 2 nội dung chắc chăn phải được quan tâm và giải quyết triệt để hiệu quả là: Tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm phát luật về trật tư giao thông và an toàn giao thông đường bộ, thứ 2 là những vấn đề trật tự an ninh xã hội liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông", ông Thường nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!