vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty mua bán nợ của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang làm ăn ra sao?

2020-11-12 18:42

Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng ngày 7.3.2018, cổ đông lớn của công ty là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Cả 2 đều là con gái ông Trần Quý Thanh.

Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát, vài năm trở lại đây, gia đình ông Trần Quý Thanh (Dr Thanh) còn lấn sân sang lĩnh vực mua bán nợ và bất động sản.

Cụ thể, ngày 7.3.2018, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng.

Hai ngành nghề kinh doanh chính của VNAMC là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ.

Theo đăng ký kinh doanh, VNAMC có 2 cổ đông lớn là bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỉ lệ vốn góp 50%. Cả 2 đều là con gái của ông Trần Quý Thanh - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát.

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Mua bán nợ VNAMC là bà Trần Ngọc Bích - con gái thứ 2 của ông Trần Quý Thanh.

Theo báo cáo tài chính của công ty Mua bán nợ VNAMC mà Lao Động có được, kể từ khi thành lập vào năm 2018 đến nay, công ty gần như chưa hoạt động và không phát sinh doanh thu.

Tại ngày 31.12.2019, vốn chủ sở hữu của Mua bán nợ VNAMC là 99,98 tỉ đồng.

Trong kỳ, do phát sinh một số chi phí quản lý doanh nghiệp nên trong cả năm 2019, Mua bán nợ VNAMC lỗ nhẹ 11,4 triệu đồng.

Công ty Mua bán nợ VNAMC ra đời sau gần 1 năm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Cùng thời điểm đầu năm 2018, ngoài VNAMC, có hàng chục công ty mua bán nợ xấu khác ra đời, mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.

Trong trường hợp của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, sau khi thành lập công ty mua bán nợ vào tháng 3.2018, trong khoảng thời gian từ 18-24.4.2019, dữ liệu từ cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia cho thấy gia đình ông Trần Quý Thanh liên tiếp thành lập hơn 10 công ty bất động sản với vốn cùng điều lệ và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ (vợ ông Trần Quý Thanh) nắm giữ 0,05%.

Đến ngày 14.5.2019, thêm CTCP Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền được thành lập với vốn điều lệ lên tới 3.830 tỉ đồng nhưng cơ cấu sở hữu vẫn không thay đổi.

Ông Trần Quý Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ - bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.

Ngày 9.11 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an có văn bản 4335 gửi UBND tỉnh Đồng Nai.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết ngày 16.10, đơn vị này nhận được đơn của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai tố cáo các ông, bà gồm Phạm Hoàng Minh, Hồ Thị Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Phú, Lê Công Sương, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quý Thanh có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và “Trốn thuế”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành.

Xem thêm: odl.928358-oas-ar-na-mal-gnad-tahp-peih-nat-uhc-gno-hnid-aig-auc-on-nab-aum-yt-gnoc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty mua bán nợ của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát đang làm ăn ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools