vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ động thích ứng với chuyển đổi số để phát triển xanh và bền vững

2020-11-12 19:40

Chủ động thích ứng với chuyển đổi số để phát triển xanh và bền vững

T.H

(TBKTSG Online) - Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Việt Nam số hóa: Chủ động thích ứng để phát triển bền vững” khai mạc ngày 12-11 tại Hà Nội, đã trở thành diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp cùng nhau bàn thảo giải pháp, hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế xanh và bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020. Ảnh: dangcongsan.vn

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020 (VBS 2020), sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì và tổ chức với sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ, là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động doanh nghiệp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 2020.

Phát biểu chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, để thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam chủ trương và nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ người dân; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số, hướng tới phát triển bền vững.

Chính phủ sẽ hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông đào tạo nhân lực chất lượng cao, giàu kỹ năng nhằm đưa đóng góp của kinh tế số lên 20% GDP của cả nước vào năm 2025.

"Chính phủ cũng sẽ ưu tiên đầu tư và triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng xương sống số về cả 3 phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ hướng đến mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nền kinh tế xanh và bền vững,” Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết.

Ngoài việc là sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư thường niên lớn nhất của Việt Nam, quy tụ hàng ngàn nhà đầu tư trong và ngoài nước tới tìm hiểu cơ hội hợp tác với Việt Nam, hội nghị cũng là diễn đàn hàng đầu để các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo địa phương giới thiệu những định hướng, ưu đãi mới nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút luồng đầu tư chất lượng cao.

Đồng thời, VBS 2020 còn là cơ hội để các doanh nghiệp cùng thảo luận, trao đổi những thực tiễn tốt, mô hình hợp tác thành công, đưa ra các khuyến nghị nhằm thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Hội nghị VBS là sáng kiến của Việt Nam từ năm APEC 2017. Kể từ đó đến nay, hội nghị luôn là sự kiện được cộng đồng các nhà đầu tư mong đợi nhất trong năm. Với khẩu hiệu “Viet Nam, We mean Bussiness” – “Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy”.

Chia sẻ tại hội nghị, Chủ tịch VCCI, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nhận xét, ngành logistics là chìa khóa để Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, ngành dịch vụ logistics đang có những thay đổi to lớn.

Ngành logistics Việt Nam đang là một điểm nghẽn của sự phát triển. Chi phí logistics ở Việt Nam đang ở mức cao nhất ở khu vực và thế giới. Vì vậy, cần khắc phục điểm nghẽn này, tạo ra bước đột phá trong phát triển logistics.

Đại diện phía doanh nghiệp, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đối với xã hội, dịch Covid-19 có thể tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao, sự suy sụp của một số ngành nếu không có hỗ trợ từ Chính phủ. Còn đối với doanh nghiệp, dịch bệnh khiến bảng cân đối kế toán suy yếu, trong bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn thì các doanh nghiệp nhỏ là đơn vị bị thiệt hại nặng nề nhất.

"Để có thể thích ứng với 'bình thường mới', doanh nghiệp cần hoạt động một cách bền vững hơn để tái tạo tương lai. Việc tái thiết sẽ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp đang trên đà suy thoái và lực lượng lao động chất lượng cao sẽ là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp quốc gia”, bà Quỳnh Vân cho biết.

Trong khi đó, chia sẻ về các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, ông Đỗ Huy Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog, cho rằng chuyển đổi số là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị toàn diện mà Việt Nam chỉ mới đang ở giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng cho việc chuyển đổi.

Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ mới đưa công nghệ vào một cách thụ động mà thay vì chủ động như ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt đa số là nhỏ và vừa nhưng lại có cơ hội chuyển đổi ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin nhanh hơn so với các tập đoàn lớn, tập đoàn toàn cầu vì họ phải chuyển đổi cả bộ máy toàn cầu. Đây chính là một lợi thế cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận và chuyển đổi.

Theo TTXVN

 

 

Xem thêm: lmth.gnuv-neb-av-hnax-neirt-tahp-ed-os-iod-neyuhc-iov-gnu-hciht-gnod-uhc/006013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ động thích ứng với chuyển đổi số để phát triển xanh và bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools