vĐồng tin tức tài chính 365

Lộ tội ác do lỗi chính tả

2020-11-16 17:52

Giáng sinh năm 2013, khi cấp cứu tới nơi hiện trường là căn nhà ở phía nam thành phố London, Anh, Jacqueline đưa cho nhân viên y tế tờ giấy ghi: "Tôi Douglas Patrick không muốn được hồi sức vì muốn được chết trong phẩm giá bên cạnh gia đình xin cảm ơn". Dưới tờ giấy ký tên người chồng.

Khi Douglas được đưa tới bệnh viện và bị phát hiện có chất chống đông trong cơ thể, Jacqueline mới nói có thể chồng uống nhầm hóa chất màu xanh. Nghi ngờ, bác sĩ báo cảnh sát sau khi đã cứu sống Douglas.

Cảnh sát xem xét tờ giấy được cho là của Douglas và thấy người viết gõ sai chính tả từ "dignerty" ("phẩm giá"), từ đúng phải là "dignity". Khi được yêu cầu viết lại, Jacqueline có cùng cách viết sai là "dignerty". Quá trình khám xét điện thoại của này và con gái 21 tuổi, cảnh sát cũng phát hiện nhiều tin nhắn khả nghi như "mẹ mua đồ rồi, để tí nữa cho nó uống, xóa tin nhắn, đừng kể với ai".

Tờ giấy bị Jacqueline mạo danh chồng làm giả viết sai chính tả ở từ dignaty. Ảnh: Metropolitan Police.

Tờ giấy bị Jacqueline mạo danh chồng làm giả viết sai chính tả ở từ "dignaty". Ảnh: Metropolitan Police.

Cuối cùng, năm 2015, Jacqueline và con gái thừa nhận hành vi và cho biết trước đó từng bỏ độc chồng vào tháng 10/2013. Jacqueline bị phạt 15 năm tù vì cố gắng giết người. Con gái bị phạt ba năm tù do xúi giục mẹ.

Đây không phải lần đầu tiên "lỗi đánh máy" giúp lật tẩy tội ác. Tháng 3/2003, Pushpa Verma, nữ hiệu trưởng nghỉ hưu và giám đốc trung tâm mai mối, bị người thân báo mất tích tại thành phố Karnal, bang Haryana (Ấn Độ). Người báo tin cho rằng Rajvinder Singh, người quen với Verma, có dính líu tới sự việc.

Qua điều tra, cảnh sát thấy Singh đã dùng giấy ủy quyền có chữ ký của Verma để bán hai mảnh đất trong năm 2002. Lợi nhuận từ việc bán đất được Singh giữ toàn bộ.

Singh khẳng định được Verma ủy quyền nhưng chữ ký trên giấy ủy quyền lại bị viết sai thành "Puspha Verma", thay vì "Pushpa Verma". Quá trình khám người Singh còn phát hiện chiếc nhẫn vàng khắc ký tự viết tắt tên của Verma nhưng anh ta không giải thích được nguồn gốc.

Sau khi bắt giữ Singh, cơ quan công tố cáo buộc Singh giết Verma, ném xác xuống con mương rồi làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản. Thi thể Verma chưa bao giờ được tìm thấy nhưng căn cước của nạn nhân được phát hiện mắc trong bụi cây gần con mương.

Tại tòa, thẩm phán nhận định việc Verma, một nữ hiệu trưởng về hưu, ký sai tên mình là điều bất khả thi. Dựa chủ yếu vào tình tiết trên, tòa án ba cấp kết án Singh về tội Bắt cóc Giết người, tuyên án chung thân.

Kể cả trong những trường hợp thoạt nhìn tưởng như bất khả thi, chuyên gia ngôn ngữ học pháp y vẫn có thể giúp xác định chân tướng tội phạm. Năm 2005, Jenny Nicholl, 19 tuổi, mất tích khỏi nhà riêng tại hạt Yorkshire (Anh). Tuy vẫn nhận được tin nhắn từ số máy của Nicholl sau khi mất tích, người thân của thiếu nữ cho rằng con gái mình đã bị David Hodgson, bạn trai của Nicholl, giết hại vì ghen.

Nghi ngờ của gia đình nạn nhân phần nào đã được xác thực khi chuyên gia phân tích ngôn ngữ vào cuộc. Qua đối chiếu, chuyên gia thấy rằng trong tin nhắn trước khi mất tích của Nicholl thường xuất hiện "I am" ("tôi là"), "myself" ("bản thân tôi"), "fone" ("điện thoại"),... Nhưng sau khi Nicholl mất tích, tin nhắn được gửi đi từ điện thoại của cô lại có cách viết "Im" (viết tắt của "I am"), "meself" (cách viết khác của "myself"), "phone" (cách viết đầy đủ của "fone"),...

Trùng hợp, lối viết khả nghi giống thói quen nhắn tin của nghi phạm Hodgson. Tuy bản thân không chứng minh được Hodgson là hung thủ, những chứng cứ trên vẫn giúp chỉ ra rằng sau khi gây án, nghi phạm nhiều khả năng đã nhắn tin bằng điện thoại của nạn nhân để tạo cảm giác Nicholl còn sống.

Dù thi thể Nicholl không được tìm thấy, Hodgson vẫn bị kết tội Giết người vào năm 2008 dựa trên chứng cứ tin nhắn kết hợp với chứng cứ ADN. Hắn lãnh án chung thân.

Bên cạnh án mạng, "lỗi đánh máy" còn giúp phá những vụ lừa đảo. Năm 2007, Shaun Greenhalgh, 47 tuổi, khiến cả giới nghệ thuật điên đảo sau khi ông ta bị phát hiện làm giả nhiều tác phẩm nghệ thuật trong 17 năm.

Món đồ đắt giá nhất mà Greenhalgh từng làm giả là bức tượng trị giá 440.000 bảng Anh được tung tin là có niên đại 3.300 năm tuổi, điêu khắc hình công chúa Ai Cập. Greenhalgh bị lộ tẩy khi định bán ba bức phù điêu được cho là có niên đại từ thời người Assyria cổ đại.

Shaun Greenhalgh bị lộ tẩy vì viết thiếu dấu trong văn tự cổ. Ảnh: The Guardian.

Shaun Greenhalgh bị lộ tẩy vì viết thiếu dấu trong văn tự cổ. Ảnh: The Guardian.

Qua xem xét, chuyên gia thấy rằng một bức phù điêu được khắc chữ hình nêm nhưng phần đầu con chữ bị thiếu dấu. Lỗi sai này sẽ rất hiếm khi xảy ra vì bức phù điêu sẽ được dâng vua. Phát hiện này khiến cảnh sát vào cuộc điều tra.

Greenhalgh cuối cùng lãnh án bốn năm 8 tháng tù. Vì tham gia tiêu thụ đồ giả do con trai làm, bố mẹ của Greenhalgh lần lượt bị phạt 24 và 12 tháng tù treo.

Quốc Đạt (Theo The Guardian, Ranker, Reuters)

Xem thêm: lmth.8981914-at-hnihc-iol-od-ca-iot-ol/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lộ tội ác do lỗi chính tả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools