vĐồng tin tức tài chính 365

Đầu tư vào năng lượng tái tạo được miễn thuế sản xuất cho từng kWh?

2020-11-17 15:39

Đầu tư vào năng lượng tái tạo được miễn thuế sản xuất cho từng kWh?

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Giá bán điện từ nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) hiện cao hơn so với nguồn điện từ năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, khi xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng Quốc gia, Viện Năng lượng vẫn đề xuất các chính sách trợ giá cho NLTT.

Điện gió là một loại hình của NLTT đang được nhà nước trợ giá mua đầu vào nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Ảnh: TTXVN

Đó là đề xuất của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) khi xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia (2021-2030) tầm nhìn 2050.

Theo đề xuất của cơ quan này, để tạo ra các giải pháp chính sách phát triển NLTT, nhằm khuyến khích tài chính cần tạo lập nguồn tài chính bền vững cho việc phát triển NLTT thông qua các tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nguồn vốn vay ưu đãi từ các định chế tài chính và xây dựng thị trường vốn từ các ngân hàng thương mại cho các đầu tư phát triển NLTT.

Đồng thời, xây dựng cơ chế cấp chứng chỉ NLTT (tax credit) bao gồm chứng chỉ sản xuất hoặc chứng chỉ đầu tư, hoạt động theo nguyên tắc cho phép các đơn vị đầu tư vào NLTT được miễn thuế sản xuất cho mỗi kWh hoặc khấu trừ vào các dự án đầu tư khác.

Để có được cơ chế hỗ trợ này, cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ chế đấu thầu NLTT nhằm đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh riêng cho từng loại công nghệ NLTT. Ưu thế của cơ chế đấu thầu là sự cạnh tranh làm giảm chi phí bù giá tối thiểu.

Ngoài ra, việc cố định giá cho các dự án trúng thầu cũng là một đảm bảo cho nhà đầu tư lâu dài. Hoàn thiện giá cố định (giá FIT) trên cơ sở cần có các đánh giá định kỳ để đảm bảo mức hỗ trợ đủ (hoặc không cao quá) cho NLTT. Đồng thời phải xem xét giá FIT này trên cơ sở thay đổi linh hoạt theo giá thị trường khi thị trường điện cạnh tranh đầy đủ.

Muốn vậy, phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về công nghệ và thiết bị NLTT nhằm tạo lập một thị trường bền vững, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp NLTT  trong nước.

Công suất nguồn điện đến 2030 dự kiến khoảng 138.000 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 27%, nhiệt điện dầu và khí chiếm 19%; thủy điện chiếm 18%; điện gió và điện mặt trời chiếm 28%. 5% sản lượng còn lại là điện nhập khẩu và các nguồn khác.

Tuy nhiên, báo cáo về kết quả phiên giải trình: ”Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội”, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: hiện này giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn, …).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang được nhà nước giao thực hiện mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. Như vậy, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

Đây là điều mà Chính phủ, Bộ Công Thương và Viện Năng lượng cần tính toán đầy đủ khi xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích cho NLTT trong giai đoạn tới, tránh thừa tải, mất cân đối giữa các nguồn năng lượng.

Xem thêm: lmth.hwk-gnut-ohc-taux-nas-euht-neim-coud-oat-iat-gnoul-gnan-oav-ut-uad/747013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đầu tư vào năng lượng tái tạo được miễn thuế sản xuất cho từng kWh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools