vĐồng tin tức tài chính 365

Bức tranh tương phản trong hành trình kiến tạo đô thị Gò Vấp

2020-11-17 22:45

Bức tranh tương phản trong hành trình kiến tạo đô thị Gò Vấp

Thời gian qua, người dân TPHCM đang nhắc nhiều đến đề án phát triển thành phố phía Đông với nhiều hy vọng. Tuy nhiên đó là câu chuyện của tương lai, còn những chuyển động tạo nên sự “lột xác” về hình hài đô thị trong khoảng 10 năm qua thì quận Gò Vấp ở phía bắc thành phố đang có những câu chuyện nổi bật của riêng mình.

Nằm ở vành đai phía Bắc của thành phố, Gò Vấp trước đây mang hình ảnh của một đô thị vùng ven và hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn, kém phát triển. Cũng vì vậy nên dù có quỹ đất đặc biệt rộng lớn và lợi thế về gò đồi cao lý tưởng nhưng, Gò Vấp chưa thực sự có điểm đột phá để thu hút người dân cùng giới đầu tư. Tuy vậy, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây Gò Vấp có bước phát triển đáng kinh ngạc, rũ bỏ được hình thái đô thị lộn xộn khoác lên mình tấm áo mới qua từng cung đường và những khu đô thị hiện đại.

Chuyện từ một ngã năm ngoại ô

Là một trong 5 giao lộ đông đúc sầm uất, ngã năm Chuồng Chó, nay có tên là ngã sáu Gò Vấp (thuộc phường 3, quận Gò Vấp) đã trở thành địa danh quen thuộc mang tính biểu tượng của Gò Vấp.  Giao lộ này không chỉ nổi danh trong lịch sử, mà khoảng 10 năm trước nó luôn được nhắc đến với hình ảnh tiêu cực khi gắn với tình trạng kẹt xe thường xuyên.

Từ tình trạng giao thông gây ức chế của ngã năm này có thể hình dung được hạ tầng giao thông và đô thị chung của quận Gò Vấp lúc bấy giờ tương đối lộn xộn. Đó là khoảng thời gian TPHCM nói chung và Gò Vấp nói riêng chịu nhiều áp lực về sự phát triển và quá trình đô thị hóa ra vùng ven.

Ngã năm Chuồng Chó với áp lực giao thông trước đây.

Sự chuyển đổi rõ nét nhất là những năm 2000, Gò Vấp từ một quận ngoại ô thuần về nông nghiệp với các làng nghề truyền thống cũng bắt đầu chịu sức ép với sự gia tăng dân số. Theo tư liệu của TPHCM, Gò Vấp là 1 trong 3 quận có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh nhất của thành phố, và tổng số nhân khẩu hiện nay đứng thứ hai, sau quận Bình Tân. Chính vì vậy, tốc độ đô thị hóa của vùng đất này tỷ lệ thuận với áp lực dân số.

Áp lực từ ngã năm Chuồng Chó đã bắt đầu lan rộng ra các giao lộ khác, các làng nghề truyền thống dần bị thay thế bởi những khu dân cư đông đúc, tự phát và tương đối lộn xộn. Quỹ đất lớn nhưng việc mở rộng không gian sống vẫn khó khăn bởi hệ thống nhà xưởng tương đối lớn của các xí nghiệp quốc doanh chưa thể di dời.

Cũng khoảng thời gian đó, lấy nút giao này làm trung tâm lan tỏa ra mọi hướng dường như hạ tầng giao thông, tiện ích thương mại của quận Gò Vấp chưa bắt kịp với nhịp sống đô thị hóa. Di chuyển về phía bắc với ngã tư Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, phía tây là đường Quang Trung, phía đông là cầu hang Hang Trong… tất cả đều là nỗi ám ảnh kẹt xe của nhiều người khi bước vào cửa ngõ của quận.

Về tiện ích, người dân ở hai cung đường, khi muốn mua sắm chỉ có thể tìm đến chợ Xóm Mới, chợ Gò Vấp, Hạnh Thông Tây… các trung tâm thương mại dường như chưa xuất hiện. Khi quy mô dân số tăng lên nhiều ngôi chợ "chồm hổm" xuất hiện giữa lòng đường hoặc trong các con hẻm, len lỏi trong các khu xóm trở thành đặc trưng của Gò Vấp lúc đó.

Ngã sáu Gò Vấp hiện tại với những cầu vượt thép hiện đại.

Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21 là khoảng thời gian mà quận Gò Vấp mang trong mình sắc thái phức tạp nhất của một đô thị mới hình thành trên những giá trị lịch sử. Sự thay đổi nhanh chóng về tư duy, đa dạng văn hóa từ người nhập cư khiến cho quận này đôi lúc mang hình hài của một đô thị tự phát.

Tuy nhiên Gò Vấp được xem là khu vực có giá trị phát triển bậc nhất nhờ ưu điểm hết sức quan trọng chính là vị trí địa lý vô cùng đắc địa. Nằm không quá xa trung tâm, gần sân bay quốc tế, cửa ngõ phía Bắc của TPHCM và kết nối giữa các khu vực phía Tây, phía Đông. Chính vì vị trí quan trọng như vậy, Gò Vấp hẳn nhiên phải tìm một động lực và bắt buộc phải phát triển.

Đến sự “tiến hóa” lên đô thị hiện đại

Cùng với sự phát triển chung của thành phố, trong khoảng 5 năm qua Gò Vấp đã loại bỏ dần hình ảnh về một vùng đất nghèo nàn, kém phát triển, chuyển mình thành khu đô thị hiện đại và tăng trưởng cả về kinh tế - xã hội. Bài toán về áp lực hạ tầng giao thông ở những nút giao quan trọng đã cơ bản tìm được lời giải thông qua các công trình hiện đại.

Cụ thể, đi vào hoạt động từ đầu năm 2016, Đại lộ Phạm Văn Đồng đã trở thành một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất thành phố hiện nay kết nối với khu vực Bắc Sài Gòn, các quận nội đô và sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến đường trở thành “xương sống” nâng đỡ cho sự phát triển đô thị bài bản của Gò Vấp sau này.

Cầu vượt nút giao Nguyễn Thái Sơn nối với đường Phạm Văn Đồng.

Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1A cũng đang được nâng cấp xây dựng kết nối với 2 tuyến Metro lớn của thành phố là tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hay tuyến Monorail số 3 từ Ngã sáu Gò Vấp - Công viên Phần mềm Quang Trung, Ga Tân Thới Hiệp.

Để hỗ trợ cho quận phát triển và kết nối hạ tầng tốt hơn, tháo gỡ tình trạng ùn tắc giao thông gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố đã tập trung xây dựng cầu vượt thép tại nút giao thông ngã sáu Gò Vấp, nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm,… giúp cho người dân lưu thông càng thêm dễ dàng và nhanh chóng.

Không chỉ là sự phát triển của hạ tầng giao thông mà nhiều tiện ích, dịch vụ giải trí, thương mại ồ ạt mọc lên. Giờ đây người dân Gò Vấp không cần phải vào quận 1, quận 3… mà vẫn có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích phát triển không thua kém. Gần như các đại siêu thị như: Co.op Mart, Lotte Mart, Vincom, Emart… đều đã xuất hiện ở quận này.

Đại siêu thị Emart, trường quốc tế Việt Úc hay khu dân cư cao cấp CityLand Garden Hills đã góp phần khoác “tấm áo mới” cho đô thị Gò Vấp.

Có thể nói hạ tầng giao thông, tiện ích giải trí, thương mại đang tạo nên sự thay đổi căn bản về hạ tầng xã hội của đô thị. Nắm bắt lợi thế đòn bẩy về hạ tầng cơ sở kết hợp với ưu thế quỹ đất rộng lớn đã tạo cơ hội cho thị trường bất động sản Gò Vấp đón nhận làn sóng đầu tư và giao dịch mạnh mẽ. Trong đó, loạt dự án được đầu tư bài bản với dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố… cao cấp ở các vị trí trung tâm của quận đang trở thành tâm điểm thu hút cộng đồng cư dân giàu có đến sinh sống đồng thời tạo nên hệ sinh thái tiện ích, dịch vụ, thương mại đa dạng, sầm uất xung quanh khu dân cư. Những đô thị mới đó cũng chính là hạt nhân tạo nên bức tranh hoàn toàn đối nghịch so với vùng đất Gò Vấp trước đây.

Chưa đầy 10 năm, diện mạo của Gò Vấp được “lột xác”, các khu nhà xưởng quốc doanh đã được thay thế bằng những dự án nhà ở đẳng cấp. Sự xuất hiện của các dự án nhà ở bài bản đang tác động thế nào đến “tiến hóa” đô thị của Gò Vấp sẽ xuất hiện trong chuyên đề tiếp theo.

Xem thêm: lmth.-pav-og-iht-od-oat-neik-hnirt-hnah-gnort-nahp-gnout-hnart-cub/447013/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bức tranh tương phản trong hành trình kiến tạo đô thị Gò Vấp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools