vĐồng tin tức tài chính 365

Quản lý tỉ giá không phải nguyên nhân gây thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ

2020-11-18 17:41

Quản lý tỉ giá không phải nguyên nhân gây thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ

Minh Tâm

(TBKTSG Online) - Quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đến hơn 600% trong 25 năm qua. Và trong năm nay, mặc dù đại dịch Covid-19 hoành hành nhưng xuất khẩu của Việt Nam qua Hoa Kỳ vẫn tăng khoảng 25% so với năm ngoái 2019.

Các diễn giả từ Hoa Kỳ tham gia Diễn đàn năm nay bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: Minh Tâm

Chia sẻ tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2020 với chủ đề: “25 năm quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và hành trình phía trước” do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay, 18-11, tại TPHCM, ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ, Giảng viên cao cấp trường Đại học Fulbright Việt Nam nhấn mạnh, trên thế giới, không có mối quan hệ kinh tế đa phương và song phương nào có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 600% như Việt Nam và Hoa Kỳ trong 25 năm qua. Và trong năm nay, mặc dù đại dịch Covid-19 hoành hành nhưng xuất khẩu của Việt Nam qua Hoa Kỳ vẫn tăng khoảng 25% so với năm ngoái.

Cũng theo ông Thành, sự thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày một tăng cao. Và trong 10 tháng năm 2020, con số này là 51 tỉ đô la Mỹ. Cơ quan đại diện của Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra ở một số ngành như gỗ, cao su… Bên cạnh đó là câu hỏi về cơ chế quản lý tỉ giá của Việt Nam liệu có can thiệp quá nhiều đến thị trường hối đoái và có phải là nguyên nhân dẫn đến việc thâm hụt thương mại hay không?

“Với tư cách là chuyên gia nghiên cứu, chúng tôi khẳng định rằng nguyên nhân không phải tỉ giá mà là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam nhập nguyên liệu, máy móc từ các nước ASEAN, Trung Quốc… và sản xuất để xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ. Vì vậy, Việt Nam nhập siêu với ASEAN, Trung Quốc và xuất siêu với Hoa Kỳ”, ông Thành nói.

Và vấn đề thâm hụt thương mại với Việt Nam này, vốn đã được cảnh báo trong thời gian gần đây, chắc chắn vẫn sẽ tiếp diễn. "Các cuộc điều tra vẫn sẽ tiếp tục nhưng chỉ với một số ngành hàng, với bối cảnh này thì áp thuế trên diện rộng sẽ khó xảy ra”, ông Thành nhận định.

Tất nhiên, theo ông Thành, Việt Nam vẫn có thể có một số động thái để phía Hoa Kỳ hiểu thêm về vấn đề thâm hụt thương mại. Thứ nhất là chứng minh việc thặng dư chỉ nằm trên giá trị sản phẩm, không nhiều ở giá trị gia tăng của hàng hóa. Thứ hai, Việt Nam có tiềm năng nhập khẩu từ Hoa Kỳ cao, ở nhiều mặt hàng như nông sản, máy móc thiết bị.

Tham gia diễn đàn trực tuyến từ Mỹ, ông Dustin Daugherty, Công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, cho biết, thương mại không phải là ưu tiên được ứng viên tổng thống Joe Biden nhắc đến nhiều trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, dự báo chính sách thương mại của ông Joe Biden, nếu đắc cử, sẽ đa phương và mềm mỏng hơn so với thời Tổng thống Donald Trump.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là Hoa Kỳ dưới thời ông Joe Biden có quay lại tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nay đã thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)?

Ông Dustin Daugherty cho rằng, có khả năng này bởi đây là ưu tiên chính sách của cựu Tổng thống Obama mà ông Joe Biden thì có đến 8 năm là Phó tổng thống trong chính quyền Obama.

Tuy nhiên, theo ông Thành, khả năng quay lại của Hoa Kỳ với CPTPP là không nhiều bởi lẽ thương mại tự do không phải ưu tiên hàng đầu của ông Joe Biden. Khi tranh cử, ông Joe Biden có đề cập đến “cửa quay lại” nhưng là tái đàm phán, không phải bắt đầu lại từ đầu. “Nếu Hoa Kỳ quay lại CPTPP thì có nhiều ngành, chẳng hạn như dệt may, da giày, gỗ… được hưởng lợi. Tuy nhiên, khả năng này không nhiều và nếu có thì cũng chắc chắn không xảy ra ra ngay”, ông Thành nhận định.

Ở thời điểm hiện tại, kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu hồi phục, người tiêu dùng trở lại mua sắm khi thu nhập đã được cải thiện và mùa Giáng sinh đang đến. Đây là cơ hội cho các ngành xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ nội thất, điện tử. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh chắc chắn sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, với chính sách ưu tiên phát triển bền vững của chính quyền mới thì cơ hội xuất khẩu và hợp tác cũng đang mở ra với những doanh nghiệp ở ngành năng lượng mặt trời.

Xem thêm: lmth.yk-aoh-iov-iam-gnouht-tuh-maht-yag-nahn-neyugn-iahp-gnohk-aig-it-yl-nauq/528013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quản lý tỉ giá không phải nguyên nhân gây thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools