- Già hóa dân số nhanh, cần có chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Nhật Bản đối mặt với nhiều hệ lụy của tình trạng già hóa dân số
- Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số tăng nhanh
Sáng 18/11, Hội thảo Quốc tế Tăng cường Hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần trong khu vực ASEAN đã được khai mạc tại Hà Nội.
Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hội thảo có sự tham gia của 170 đại biểu thuộc 10 quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các bên, hướng đến thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Già hóa dân số là một hiện tượng toàn cầu. Năm 2020, trên thế giới có khoảng 703 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,1% tổng dân số. Con số này sẽ tăng hơn gấp đôi đến năm 2050, vượt ngưỡng 1,5 tỉ người, chiếm 15.5% tổng dân số.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, số người cao tuổi trong cộng đồng ASEAN hiện là hơn 45 triệu người (từ 65 tuổi trở lên), chiếm 7% dân số ASEAN và đang là khu vực già hóa dân số. Đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên 132 triệu người, chiếm 16,7% dân số ASEAN. Các quốc gia đang già hóa dân số như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia sẽ trở thành các quốc gia "siêu già" vào năm 2050 và các quốc gia còn lại đã và đang ở thời kỳ dân số già hoặc già hóa dân số.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2011 nhưng tốc độ già hóa dân số của Việt Nam thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Số người cao tuổi ở Việt Nam (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7,7% dân số, tức có 7,4 triệu người cao tuổi. Riêng nhóm dân số từ 80 tuổi trở lên đã hơn 2 triệu người.
Đến năm 2050, con số này sẽ là 22,3 triệu người, chiếm 20,4% tổng dân số. Nếu như các quốc gia phát triển mất một thế kỷ hoặc hàng thập kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (7%) sang dân số già (14%) như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Úc (73 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm), Anh (45 năm)… thì Việt Nam chỉ mất 20 năm.
Hội thảo có sự tham dự của 170 đại biểu thuộc 10 quốc gia thành viên và các đối tác. |
Tại Hội thảo đã được nghe các chuyên gia đến từ ERIA, UNFPA, WHO và các quốc gia thành viên ASEAN chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thúc đẩy già hóa năng động, khỏe mạnh trong cộng đồng ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Người cao tuổi phải được coi là một ưu tiên trong nỗ lực nhằm vượt qua đại dịch COVID-19 của cộng đồng ASEAN, nhằm bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong các hoạt động ứng phó nhân đạo cũng như trong nỗ lực phát triển.
Với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, các đại biểu tham dự đã đưa ra các khuyến nghị về việc thúc đẩy các thích ứng có ý nghĩa quan trọng đối với tình trạng già hóa dân số, các biện pháp thích ứng dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử và bình đẳng, nhằm giúp thúc đẩy tầm nhìn về một tuổi già khỏe mạnh và hạnh phúc, hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng trong thúc đẩy già hóa năng động và khỏe mạnh.
Xem thêm: /962026-0502-man-oav-aig-ueis-aig-couq-hnaht-ort-es-maN-teiV/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac