Xây dựng chuỗi cung ứng xanh - những sản phẩm tái chế, sản phẩm có tính bền vững, bảo vệ môi trường là xu hướng của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay - Ảnh: N.BÌNH
Ngày 18-11, tại Diễn đàn xuất khẩu 2020 với chủ đề "Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững vùng cung ứng nguyên liệu sau COVID-19", được tổ chức ở TP.HCM, ông Frederick R. Burke - chuyên gia kinh tế, giám đốc Công ty Baker & Mckenzie Việt Nam - cho biết đang có sự thay đổi lớn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng thế giới hậu dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi mô hình kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vì thế phải tập trung vào những xu hướng, mô hình kinh doanh mới đang nổi lên như cách làm việc online, dịch chuyển chuỗi cung ứng về một số nước về Đông Nam Á, nơi đang có cách kiểm soát dịch hiệu quả...
Trong khi đó, dù chiến tranh thương mại vẫn chưa hạ nhiệt, khó đoán và phức tạp thì cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn rất nhiều tiềm năng.
Theo ông Frederick R.Burke, hiện Mỹ đang điều tra các sản phẩm gỗ của Việt Nam có phải là gỗ lậu, không rõ nguồn gốc hay không, dù đến nay kết quả chưa ngã ngũ nhưng nếu bị trừng phạt, gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn vào thị trường Mỹ.
"Xu hướng hiện nay người dùng đòi hỏi nhiều hơn về trách nhiệm xã hội, sản phẩm thân thiện môi trường. Vì vậy, sản phẩm gỗ của Việt Nam nhập vào Mỹ sẽ gặp khó hơn nếu không tuân thủ theo quy định quốc tế" - ông Frederick R. Burke nói.
Trước đó, báo cáo của Khối nghiên cứu kinh tế HSBC cũng cho biết Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã khởi xướng hai cuộc điều tra liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam và việc định giá tiền tệ.
Báo cáo nhận định mặc dù tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ, ngành hàng này chỉ chiếm dưới 10% xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, nếu thuế quan vị áp đặt tăng thêm, tác động cũng sẽ tương đối không đáng kể.
Dù vậy, các chuyên gia kinh tế của HSBC cho rằng đã đến lúc phải suy nghĩ về thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam so với Mỹ. Bởi thực tế, thặng dư xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ ngành điện tử, ngành hàng mà Việt Nam đang nổi lên như một căn cứ sản xuất mới, phản ánh dòng vốn FDI bền vững trong nhiều năm, trái ngược với hành vi gian lận xuất xứ hoặc phá giá tiền tệ.
Tại hội nghị, theo ông Phạm Thiết Hòa, tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV, năm 2020 mặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nông lâm thủy sản vẫn cho thấy là thế mạnh của Việt Nam, 9 tháng đầu năm duy trì tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 30,5 tỉ USD, xuất siêu lên tới 7,2 tỉ USD.
TTO - Chưa biết đại dịch COVID-19 lúc nào chấm dứt và đây cũng không phải đại dịch cuối cùng, nhưng nó cho ta những bài học để sẵn sàng cho những cơ hội sắp tới.
Xem thêm: mth.53471535181110202-uahk-taux-teiv-nas-gnon-ohc-hnax-nauhc-ueit-ev-ioh-iod-ueihn/nv.ertiout