vĐồng tin tức tài chính 365

Rủi ro tài khóa, bất bình đẳng xã hội đang tiềm ẩn tại Việt Nam

2020-11-19 23:16

Rủi ro tài khóa, bất bình đẳng xã hội đang tiềm ẩn tại Việt Nam

Hoàng Thắng

(TBKTSG Online) - Rủi ro tài khóa và bất bình đẳng xã hội đang tiềm ẩn tại Việt Nam, đòi hỏi Chính phủ phải theo dõi chặt chẽ, theo các chuyên gia.

Covid-19 đã ảnh hưởng tới hàng vạn hộ kinh doanh và người lao động trong khu vực phi chính thức. (Ảnh: Trọng Hiếu).

Tiến sĩ Jacques Morisset – Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam – đề xuất Chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa và một số vấn đề xã hội tiềm ẩn khi tình hình trong nước và toàn cầu có nhiều bất định do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Đề cập đến rủi ro xã hội, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lao động tại Việt Nam đã lần lượt tăng 1% và giảm 2,5%. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm cũng xuất hiện khi hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm lương và giờ làm thay vì sa thải người lao động.

Trong bài trình bày dẫn chứng dữ liệu từ nhóm nghiên cứu của WB, TS Jacques Morisset cho biết trên 7 triệu hộ gia đình ở Việt Nam rơi vào tình trạng giảm thu nhập trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8-2020 do những thay đổi trên thị trường lao động. Đáng chú ý, khoảng 500.000 gia đình bị giảm từ 50% thu nhập trở lên.

Trong bối cảnh đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động chưa cho thấy hiệu quả khi chỉ hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng lao động nhận được hỗ trợ tính đến giữa tháng 8-2020, với tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 17.000 tỉ đồng – bằng 19% quy mô gói hỗ trợ của Chính phủ, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Cụ thể, nhóm được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Còn nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được với hỗ trợ này.

“Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khả năng giải ngân các gói cứu trợ xã hội do mạng lưới thực thi kém hiệu quả và thủ tục hành chính phức tạp, khiến người lao động khó tiếp cận chính sách”, VEPR cho biết.

Theo đơn vị nghiên cứu này, việc Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về người được hưởng hỗ trợ đã dẫn tới thủ tục đăng ký nhận hỗ trợ được thiết kế quá phức tạp, gây bất tiện cho người dân.

Ví dụ, việc yêu cầu người lao động xác nhận cả địa chỉ thường trú và tạm trú để hưởng hỗ trợ trực tiếp là yếu tố cản trở khả năng tiếp cận của người lao động tự do trong khu vực phi chính thức, do nhóm đối tượng này phần lớn thuộc nhóm di dân.

Tất cả những yếu tố này, có thể làm phát sinh tình trạng bất bình đẳng và nhiều nhóm dễ bị tổn thương mới trong xã hội Việt Nam, theo TS Jacques Morisset.

Với rủi ro tài khoá, tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm 2020 giảm 10,3% so với cùng giai đoạn năm 2019 do các hoạt động kinh tế đi xuống và chính sách hoãn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Còn tổng chi ngân sách tăng 9,7% so với 10 tháng đầu năm 2019.

Ngoài ra, những thiệt hại nghiêm trọng do thiên tai tại miền Trung trong tháng 10 khiến ngân sách cần huy động để thực hiện các hoạt động hỗ trợ và tái thiết dự kiến sẽ tạo thêm áp lực lên dư địa tài khóa vốn đang bị thu hẹp trong những tháng tới, theo báo cáo của WB.

TS Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trình bày tại sự kiện hôm 18-11 tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Thắng

Với rủi ro tài chính, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cảnh báo nợ xấu tại các tổ chức tín dụng sẽ tăng nhanh khi 16% tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có nợ khó đòi và 31% dự kiến sẽ phát sinh nợ khó đòi trong vòng sáu tháng tới. Bên cạnh đó, 50% tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam chỉ đủ tiền mặt để hoạt động trong vòng hai tháng.

Theo Thông tư 01, lãi dự thu liên quan đến dư nợ tái cấu trúc được theo dõi ngoại bảng cho đến khi thu được trong thực tế.

Tương tự, báo cáo của SSI Research cho thấy tác động của dịch Covid-19 đã được phản ánh trong số dư nợ xấu của các ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu của 13 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán tăng từ mức 1,68% trong quý 2-2020 lên 1,77% trong quý 3-2020, dù chi phí dự phòng trong quý 3 - phần lớn được sử dụng cho mục đích xóa nợ - đã tăng 18% so với quý 2.

“Ngoại trừ Techcombank có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6%, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại khác đều tăng từ 0,2% tới 0,7%. Tổng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại tính tới 30-9-2020 là 91.200 tỉ đồng, tăng 7,5% so với quý trước”, SSI Research cho biết.

Ngoài ra, số liệu do đơn vị nghiên cứu này tổng hợp từ các ngân hàng cho thấy tỷ lệ lãi dự thu tính trên tổng tài sản sinh lãi trong quý 2-2020 của 13 ngân hàng niêm yết là 1,26% - mức thấp nhất trong nhiều quý gần đây. Sang quý 3-2020, lãi dự thu của các ngân hàng này tăng 6,4% so với quý trước và chiếm 1,31% tính trên tổng tài sản sinh lãi.

“Nếu lãi dự thu tiếp tục tăng, chất lượng tín dụng sẽ trở thành một vấn đề thách thức lớn”, SSI Research cảnh báo.

Theo nhóm nghiên cứu VEPR, chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19 đang cho thấy nhiều bất cập ở khâu thực thi khi doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn, gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ.

“Với các thủ tục nói trên, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp cận chính sách nhất”, nhóm nghiên cứu VEPR cho biết.

Nguyên nhân của tình trạng này tới từ sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm của bộ phận triển khai, khiến tiến độ hỗ trợ bị chậm trễ, theo nhóm nghiên cứu.

Tương tự, tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy chỉ có 3% tổng số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ gói 250.000 tỉ đồng tính tới giữa tháng 9-2020.

 

Xem thêm: lmth.man-teiv-iat-na-meit-gnad-ioh-ax-gnad-hnib-tab-aohk-iat-or-iur/078013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Rủi ro tài khóa, bất bình đẳng xã hội đang tiềm ẩn tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools