vĐồng tin tức tài chính 365

An Giang: Buôn lậu ở biên giới diễn biến phức tạp

2020-11-20 10:56

Là tỉnh ở phía Tây Nam Tổ quốc, An Giang có chung đường biên giới dài khoảng 100km với nước bạn Campuchia. Từ thành phố Long Xuyên đi thị xã Châu Ðốc và từ thị xã Châu Ðốc đến các cửa khẩu: Vĩnh Xương, Tịnh Biên và xã Vĩnh Ngươn, chúng tôi không còn gặp từng đoàn xe máy chở hàng lậu chạy băng băng trên đường hoặc những chiếc ghe chở hàng lậu lướt dưới kênh như nhiều năm trước đây, mặc dù đường sá bây giờ đã khá hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong nước không ngừng tăng, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu khá cao nên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới sẽ có chiều hướng tăng trở lại vào những tháng cuối năm. Các mặt hàng nhập lậu trên tuyến biên giới An Giang chủ yếu vẫn là thuốc lá điếu ngoại, heo nguyên con, mỹ phẩm, rượu bia, nước giải khát, đường cát Thái Lan.

Một chiến sĩ công an bị thương trong lúc chống buôn lậu

Hàng hóa được tập kết sát biên giới Việt Nam - Campuchia cả trên bộ và sông, luôn cử người canh coi lực lượng chức năng. Tuyến địa bàn trọng điểm, bọn buôn lậu gia tăng hoạt động ở các huyện Tịnh Biên, huyện An Phú, TP.Châu Đốc, tuyến sông Tiền, sông Hậu. Hàng lậu được các đối tượng buôn lậu ngụy trang, cất giấu rất tinh vi. Các đường dây vận chuyển được tổ chức, hoạt động chuyên nghiệp, thường chọn vào đêm khuya để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Trong 10 tháng năm 2020, các lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện vi phạm 1.950 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu qua biên giới, tăng 30% so với cùng kỳ. Tổng trị giá hàng hóa bắt giữ 49,44 tỷ đồng, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và bán hàng hóa tịch thu 19,52 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lực lượng chức năng khởi tố 39 vụ/44 đối tượng, tăng 17 vụ và 22 đối tượng so với cùng kỳ 2019, về hành vi "mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng hóa nhập lậu", trị giá tang vật bị khởi tố 1,38 tỷ đồng...

Theo đó, hàng hóa nhập lậu được tập kết sát với biên giới An Giang, khi có thời cơ thuận lợi các đối tượng này sử dụng vỏ lãi, xuồng máy, xe máy hoặc thuê người đai vác để vận chuyển nhỏ, lẻ qua biên giới bằng các đường mòn, lối mở, dòng sông chung, cánh đồng giáp biên An Giang với phía Campuchia. Hàng lậu sau khi tuồng qua đến An Giang, đối tượng buôn lậu nhanh chóng tập kết lại, đưa lên các phương tiện như xe máy, xe tải, ôtô khách... chờ sẵn để đưa vào nội địa tiêu thụ.

Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, các đối tượng buôn lậu luôn cử người theo dõi chặt chẽ các hoạt động cũng như sinh hoạt của các lực lượng chức năng, từng cán bộ để chủ động thông báo cho nhau né tránh. Cá biệt, tại khu vực biên giới thành phố Châu Đốc xuất hiện tình hình các đối tượng thuê đất ruộng của người dân để mở đường vận chuyển hàng lậu qua biên giới nhằm đối phó, tránh sự truy bắt.

Đại tá Lý Kế Tùng, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, cho biết những tháng đầu năm nay do xuất hiện dịch Covid-19, trên tuyến biên giới lực lượng biên phòng đã có 136 chốt, với gần 900 cán bộ, chiến sĩ chốt chặn, nên tình hình buôn lậu có hạ nhiệt. Các đối tượng buôn lậu chỉ lén lút hoạt động vào ban đêm và sáng sớm. Tình hình buôn lậu tuy lắng xuống, nhưng khu vực thành phố Châu Đốc lại nổi lên tình trạng các đối tượng đai vác hàng lậu tập trung đông người để vận chuyển thuốc lá lậu. Khi lực lượng chức năng vây bắt, các đối tượng này sẵn sàng dùng cây, dao, gậy chống trả quyết liệt với lực lượng chức năng để cướp lại hàng.

Chó nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện ma túy, chất gây nghiện tại cửa khẩu

Theo Ban Chỉ đạo 389 An Giang, nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu tồn tại trên tuyến biên giới An Giang do đường biên giới dài, rộng, các kho hàng vẫn còn tồn tại trong khu vực biên giới; chênh lệch giá cao, nhu cầu tiêu thụ hàng lậu trong nước còn lớn, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu khá cao.

Tại buổi làm việc, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh kiến nghị Trung ương có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn thủ đoạn đối phó của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sang chiết, pha trộn các loại đường cát với nhau; xây dựng hàng rào kỹ thuật mặt hàng đường cát, kể cả việc truy xuất nguồn gốc, bao bì; Hiệp hội Mía đường và Hiệp hội Thuốc lá tăng cường phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng trong phòng chống như đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, giảm giá thành, giám định tang vật.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đàm Thanh Thế đánh giá cao công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng của An Giang trong thời gian qua. Đáng lưu ý, những tháng cuối năm 2020, tuyến biên giới An Giang sẽ rất phức tạp về buôn lậu hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại khi các đối tượng gia tăng hoạt động.

Thuốc lá nhập lậu bị thu giữ

Đấu tranh phòng chống buôn lậu hàng hóa, gian lận thương mại là nhiệm vụ trọng tâm đặc biệt quan trọng bảo vệ phát triển kinh tế trong nước; đảm bảo an ninh trật tự quốc gia và Chính phủ đã xác định đấu tranh phòng chống buôn lậu hàng hóa là không có vùng cấm. Vì vậy, các lực lượng chức năng như Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an An Giang cần tập trung lực lượng đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả.

Riêng các kiến nghị của An Giang, ông Thế cho biết Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tổng hợp báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời, để An Giang thực hiện hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống buôn lậu hàng hóa khu vực biên giới.

Trúc Giang

Xem thêm: lmth.462301_pat-cuhp-neib-neid-ioig-neib-o-ual-noub/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“An Giang: Buôn lậu ở biên giới diễn biến phức tạp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools