vĐồng tin tức tài chính 365

Chị Út Trinh và chuyện kinh tế hậu COVID-19

2020-11-20 22:49
Chị Út Trinh và chuyện kinh tế hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Chị Phạm Thị Ngọc Trinh, chủ các điểm homestay Út Trinh ở Vĩnh Long, tận dụng mạng Internet để bán các sản vật địa phương và giữ thương hiệu được nhiều người biết trong giai đoạn đại dịch khiến du lịch bị ảnh hưởng - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong cuộc thảo luận trực tuyến sáng 18-11, các chuyên gia chính sách thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã cùng thảo luận về tương lai của nền kinh tế khu vực hậu đại dịch. Các công cụ kỹ thuật số được xem là chìa khóa, dù không phải là vạn năng cho tất cả nhưng có thể giải quyết được những khó khăn trước mắt.

Các công ty có thể chuyển sang tự động hóa để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người lao động. Các tầng nhà xưởng và văn phòng cũng sẽ được sắp xếp lại để bớt đông đúc hơn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hoặc khách sạn sẽ sử dụng ít nhân viên hơn và tập trung vào các công cụ kỹ thuật số.

Tiến sĩ Denis Hew (trưởng Nhóm hỗ trợ chính sách APEC)

Giám đốc cũng phải bán hàng qua mạng

Những câu chuyện về thay đổi và dùng công nghệ để thích ứng với điều kiện "bình thường mới" diễn ra ở khắp nơi. Trường hợp của bà Phạm Thị Ngọc Trinh - chủ doanh nghiệp có 4 điểm lưu trú khách du lịch (homestay) ở tỉnh Vĩnh Long - là một trong vô vàn các ví dụ.

Nhiều tháng qua, kể từ lúc đại dịch bùng phát khiến lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam gần như là con số 0, các điểm homestay mang tên "Út Trinh" phải vật lộn tìm cách duy trì nhịp hoạt động. "32 tàu du lịch, 4 điểm homestay và hơn 100 nhân viên của tôi đều phải nghỉ việc. Doanh thu gần như bằng 0, trong lúc vẫn phải duy trì chi phí bảo dưỡng" - bà Trinh chia sẻ.

Nhận định du lịch và lữ hành là ngành đầu tiên bị tác động và có thể sẽ là ngành cuối cùng hồi phục, bà Trinh cùng ban giám đốc nghĩ cách chuyển sang bán hàng online với các sản vật địa phương. Ban giám đốc thành các shipper (người giao hàng), các chị em nhà bếp bắt tay vào nghiên cứu những món ăn mới, ngon và sạch để giao cho khách. 

Nhờ siêng quảng bá qua mạng YouTube, Zalo và Facebook, lượng khách đặt mua nông sản không chỉ riêng ở địa phương mà còn lan sang các tỉnh thành khác. Thương hiệu "Út Trinh" vì thế cũng "sống sót" được trong thời dịch và được nhiều công ty du lịch nội địa biết tới.

Chuyên gia Andre Wirjo thuộc Nhóm hỗ trợ chính sách APEC, trong cuộc thảo luận sáng 18-11, cũng nêu lưu ý: trong khi người tiêu dùng đang thay đổi hành vi của họ và hướng sang mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng cần phải chuyển sang trực tuyến nếu muốn tồn tại qua đại dịch. 

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam nói riêng và APEC nói chung cũng tận dụng được Internet và linh hoạt thay đổi như doanh nghiệp Út Trinh nói trên do những khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, thiếu niềm tin vào các giải pháp kỹ thuật số.

Chị Út Trinh và chuyện kinh tế hậu COVID-19 - Ảnh 3.

Nhà hàng chuyên lẩu Haidilao ở Singapore nay mạnh dạn sử dụng robot thay người phục vụ để hạn chế các giao tiếp với khách hàng - Ảnh: REUTERS

Định hình nền kinh tế

Chưa bao giờ trong lịch sử đương đại, mọi hình thức giao tiếp quan trọng đối với người bình thường đều phải diễn ra qua các màn hình điện tử như hiện nay. Các nền tảng như Microsoft Teams, Zoom và Tencent Meeting trở thành những cái tên quen thuộc, một điều cho thấy công nghệ kỹ thuật số đang đi đầu trong cái gọi là "bình thường mới".

"Gần như chắc chắn các công cụ kỹ thuật số sẽ định hình nền kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 - chuyên gia Wirjo nhận xét - Tôi lấy ví dụ ngành công nghiệp thực phẩm trực tuyến đang chứng kiến sự bùng nổ. Các nền tảng giao thức ăn và nhu yếu phẩm, tạp hóa như Deliveroo, Meituan Waimai đang trỗi dậy. 

Tác động của các công cụ kỹ thuật số sẽ sớm vượt qua phạm vi gia đình. Các chính phủ đang tận dụng công nghệ để giữ hoạt động bình thường, các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa sức mạnh của các nền tảng để bán hàng trực tuyến".

Những công cụ trực tuyến này gần như đã có sẵn trước khi đại dịch xuất hiện. Theo báo cáo mới được công bố ngày 18-11 của Nhóm hỗ trợ chính sách APEC, dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong dịch và có nguy cơ khiến một số công việc biến mất vĩnh viễn sau COVID-19. 

Trách nhiệm của các chính phủ, theo chuyên gia APEC, là giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực từ cả đại dịch và quá trình tự động hóa.

Một trong các khuyến nghị của những chuyên gia chính sách APEC là các chính phủ nên phổ cập những công cụ kỹ thuật số tới các doanh nghiệp MSME nếu muốn cứu thêm được nhiều người khác. Trong khi dễ bị tổn thương vì đại dịch, MSME đóng góp từ 40-60% nền kinh tế của nhiều thành viên APEC và sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động của khu vực.

Thế giới hậu COVID-19: Phụ nữ sẽ không còn cần đàn ông?Thế giới hậu COVID-19: Phụ nữ sẽ không còn cần đàn ông?

TTO - Sau COVID-19, thế giới sẽ có nhiều đổi khác: tỉ lệ sinh giảm, phụ nữ sống độc thân nhiều hơn và không còn cần đàn ông nữa.

Xem thêm: mth.2201759091110202-91-divoc-uah-et-hnik-neyuhc-av-hnirt-tu-ihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chị Út Trinh và chuyện kinh tế hậu COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools