vĐồng tin tức tài chính 365

IMF dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021

2020-11-21 08:37

Thời gian qua nhờ công tác quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh nên kinh tế Việt Nam có được cơ hội phục hồi cao hơn so với nhiều nước khác. Mới đây, IMF cũng đã nâng dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2020 lên 2,4%.

Kết thúc đợt tham vấn trực tuyến từ 15.10 đến 13.11 với Việt Nam, bà Era Dabla Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ Châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 với GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức 4%.

Trước đó, theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 10 cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Tại phiên thảo luận chính của hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” - CIEMB 2020 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng đã có những đánh giá, nghiên cứu của mình về khả năng phục hồi của nền kinh tế tại Việt Nam.

Nghiên cứu của TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ ba “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” - CIEMB 2020
Nghiên cứu của TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay trong nghiên cứu này, TS. Jacques Morisset cũng nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam có khả năng được phục hồi, không có nghĩa là không bị tác động.

Cụ thể đó là tác động không đồng đều giữa các ngành, trong đó sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất (giảm 6,3%), tiếp theo là dịch vụ (giảm 5,5%), còn sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định (chỉ giảm 0,3%). Một số ngành, lĩnh vực đang gặp khó khăn (như du lịch; vận tải, ô tô) trong khi những ngành khác vẫn đang phát triển (thương mại điện tử, thông tin truyền thông).

Việc làm trở nên mong manh hơn, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhẹ (+1%) che giấu nhiều thay đổi trên thị trường lao động; Tỉ lệ tham gia lao động: giảm 2,5%; Hầu hết các doanh nghiệp cắt giảm lương và giờ làm thay vì sa thải người lao động.

Nhận định về những thách thức, khó khăn đối với Việt Nam trong bối cảnh mới, PGS.TS Tô Trung Thành -Trưởng phòng quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết: “Trong thời gian sắp tới, các vấn đề về COVID có thể giải quyết trên toàn cầu, như vắc xin có thể có và từ đó những vấn đề của kinh tế cũng như COVID cũng được xử lý. Trong một nền kinh tế có độ mở như Việt Nam thì các vấn đề của thế giới tốt hơn thì chắc chắn ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít thách thức.

PGS.TS Tô Trung Thành, trưởng phòng quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chuyên gia nhận định: “Thách thức lớn nhất hiện nay đó là chúng ta có chính sách nhưng để đưa được đến các đối tượng được hưởng thì còn những điểm nghẽn. Nhiều doanh nghiệp bị tác động rất lớn từ COVID, ví dụ như bị dừng sản xuất, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong đó nhận được các gói hỗ trợ mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là các vấn đê liên quan đến thủ tục để tiếp cận được các gói hỗ trợ đang rất khó khăn.

Tiếp đó là thách thức liên quan đến các nền tảng của nền kinh tế để có thể vượt qua được khủng khoảng. Hiện nay, mặc dù nền kinh tế của chúng ta, cùng với Trung Quốc, là hai quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng dương ở trên thế giới, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn gặp những vấn đề của một nền kinh tế có mô hình tăng trưởng dựa vào yếu tố đầu vào, chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu. Đặc biệt là khi chúng ta đang có những chính sách để phản ứng đối với COVID thì nguồn lực để có thể giải quyết cũng đang rất khó khăn".

Cũng theo chuyên gia, Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa trong thời gian tới, điều này khẳng định Việt Nam cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ và quyết liệt hơn để tạo sức bật cho nền kinh tế, không nên chủ quan vào thành tựu nhỏ, mà cần tập trung kích thích phát triển đồng bộ cả ba động lực tăng trưởng đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, từ đó phấn đấu đạt mức cao nhất về các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước khi kết thúc năm 2020.

Xem thêm: odl.177558-1202-man-man-teiv-et-hnik-auc-gnourt-gnat-cum-oab-ud-fmi/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“IMF dự báo mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools