Các trí thức trẻ Việt Nam đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia khác nhau gặp gỡ, giao lưu tại Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần 3 - Ảnh: VŨ THỦY
Diễn ra trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang tiếp diễn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, diễn đàn năm nay cũng đồng thời tổ chức trực tuyến để các trí thức Việt Nam ở nhiều quốc gia có thể cùng tham gia.
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần III năm nay do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề "Việt Nam 2045".
Năm 2045 là một cột mốc lớn lao của Việt Nam - kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - người khởi xướng Mạng lưới sáng tạo đổi mới Việt Nam năm 2018 đã chia sẻ với các tri thức trẻ về khát vọng "Việt Nam 2045" - đó là một nước đang phát triển thu nhập cao.
Theo Bộ trưởng, hiện nay tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang thuộc mức cao, đứng thứ hai thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn đất nước đang phát triển nhưng thu nhập của người dân vẫn ở mức trung bình.
Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, "là tiềm lực quý giá mà nhiều nước thèm muốn, kể cả Singapore".
Nhưng năm 2030 Việt Nam sẽ bắt đầu chuyển sang thời kỳ già hóa, nếu chưa khai thác được nguồn lực con người thì sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức già hóa dân số.
Tham dự lễ khai mạc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên biểu dương nỗ lực không biết mệt mỏi của trí thức trẻ trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ông đề nghị các trí thức trẻ quan tâm thảo luận sâu hơn, sát sườn hơn mục tiêu, giải pháp phát triển đất nước đã được công bố trong văn kiện đại hội Đảng XIII, để "những gì chúng ta bàn, chúng ta nói phải thực hiện được trong một thời hạn nhất định.
"Một thời gian dài nói về trung tâm tài chính, thành phố thông minh hay về ngập nước, ùn tắc giao thông nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa giải được. TP.HCM đang chờ mong sự đóng góp của các bạn", ông thẳng thắn chia sẻ.
Theo ông, mỗi tri thức trẻ Việt Nam ở bất kỳ nơi nào cũng sẽ là đại diện hình ảnh Việt Nam, đại diện cho thương hiệu trí thức trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, hòa nhập và đối với TP.HCM còn là sự nghĩa tình.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ trí thức trẻ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bầu không khí đầy năng lượng trẻ trung từ các trí thức trẻ tham gia diễn đàn năm nay - Ảnh: DUYÊN PHAN
Diễn đàn năm nay quy tụ 206 trí thức trẻ từ 15 quốc gia trên thế giới. Trong ảnh, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng hoa cho các đại biểu tham dự diễn đàn năm nay - Ảnh: DUYÊN PHAN
Hoàng Anh Đức - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục EdLab Asia chia sẻ đề dẫn về chủ đề xây dựng văn hóa, con người Việt Nam
Chủ đề "Việt Nam 2045"
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần III, năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề "Việt Nam 2045", nhằm tiếp tục củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu, tạo môi trường để các trí thức trẻ đang học tập, sinh sống và làm việc ở trong và ngoài nước thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh, vai trò và khả năng đóng góp của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam với khu vực và toàn cầu.
Đồng thời đây cũng là nơi các trí thức trẻ cùng đề xuất các sáng kiến, giải pháp nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước đưa Việt Nam đạt những mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vào năm 2045 - cột mốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Với chủ đề Việt Nam 2020, năm nay sẽ có 4 nhóm chủ đề được đưa ra thảo luận: đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; vai trò của khoa học - công nghệ trong phục vụ phát triển đất nước; vai trò của thanh niên và trí thức trẻ trong tham gia phát triển đất nước đến năm 2045.
TTO - Những ngã rẽ của Nguyễn Thị Ngân Hà, cô gái 29 tuổi sáng lập tổ chức phi lợi nhuận VietConnect kết nối trí thức trẻ người Việt khắp toàn cầu.
Xem thêm: mth.78482503112110202-5402-man-teiv-gnov-tahk-iov-ut-ioh-ert-cuht-irt-602/nv.ertiout