vĐồng tin tức tài chính 365

Kết nối Đông Nam Bộ: 'Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui'

2020-11-22 11:30
Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 1.

Các khách mời tham gia phần thảo luận của hội thảo Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tham dự hội thảo có khoảng 200 đại biểu, gồm lãnh đạo của 7 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận; lãnh các bộ, ngành liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Đây là hội thảo do báo Tuổi Trẻ chủ động đề xuất, phối hợp các cơ quan nói trên tổ chức.

Kết nối Đông Nam Bộ: "Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui"

Cần có "nhạc trưởng" để đặt ra ưu tiên về đầu tư, thậm chí là chia sẻ lợi ích giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, để sự phát triển của địa phương này cũng là niềm vui, cộng hưởng cho sự phát triển của các tỉnh còn lại.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 2.

PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho rằng cần có một cơ chế đủ mạnh, có dấu ấn của "nhạc trưởng" để xác định thế mạnh của từng tỉnh và cả vùng Đông Nam Bộ. Thậm chí, còn cần cả cơ chế để các tỉnh không chỉ cùng đóng góp nguồn lực để phát triển mà còn có cơ chế để chia sẻ lợi ích từ sự phát triển đó.

"Làm sao để nếu Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng tốt, thu ngân sách cao thì các tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai… cũng thấy vui, hạnh phúc" - TS Ngân đặt vấn đề.

TS Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - cho rằng cần có cách đặt vấn đề mới, quyết liệt hơn trong kết nối vùng vì vấn đề này đã được đặt ra suốt nhiều năm, nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 3.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Thiên cho rằng với vị thế Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế có đóng góp nhiều nhất cả nước thì cách tiếp cận vấn đề kết nối vùng không thể chỉ từ góc độ "xin - cho", không "cơi nới" mà phải có những cơ chế để "vượt trước". 

Ông Thiên nói rằng cần có cách đặt vấn đề mới, quyết liệt hơn trong kết nối vùng vì "vấn đề này đã được đặt ra suốt nhiều năm, nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu".

"Cần có cơ chế để đảm bảo an toàn, không gây rủi ro cho những người thực hiện, đi trước và hài hòa giữa lợi ích giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư", ông Thiên nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - trình bày tham luận tại hội thảo - Video: VĂN BÌNH

Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Phạm Viết Thanh, bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, khẳng định Đông Nam Bộ đã và đang giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, với khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 60% ngân sách. 

"Đây là một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Hơn nữa, Đông Nam Bộ có lợi thế là 1 trong 20 địa điểm phát triển cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới và đến năm 2025 khi sân bay quốc tế Long Thành đưa vào hoạt động sẽ tạo ra sự kết nối đa phương thức, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới, động lực mới cho tăng trưởng", ông Thanh khẳng định.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 5.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bí thư Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhìn nhận thẳng rằng vùng Đông Nam Bộ đang đối mặt với một hạ tầng đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững. 

"Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng", ông Thanh nói. 

Do đó hội thảo là bước kết nối quan trọng để các đại biểu trao đổi, thảo luận về các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, có tính chất liên kết vùng, đồng thời nhận diện cụ thể những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc. Từ đó đề xuất, hiến kế cho Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ thực hiện.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 6.

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ phát biểu tại hội thảo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước khi diễn ra hội thảo này, từ tháng 7-2020 Tuổi Trẻ đã mở diễn đàn "Kết nối hạ tầng Đông Nam Bộ". 

Ông Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết với định hướng báo chí giải pháp, Tuổi Trẻ nhận thấy đây là vấn đề không mới nhưng lại gắn liền với sự phát triển chung của cả khu vực, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Do đó mong muốn thu hút các ý kiến, hiến kế, góp ý từ người dân, các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cùng đóng góp cho chủ đề này. 

Ông Chữ cho biết diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, giao thông và đông đảo bạn đọc khắp cả nước.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 7.

Tiến sĩ Trương Văn Phước, Thành viên Chuyên trách Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Góp ý tại hội thảo, Tiến sĩ Trương Văn Phước, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, chỉ ra, để giải quyết hạ việc đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ phải trả lời ba câu hỏi lớn: “Tiền đâu? Đất đâu và Ý chí đâu?”. 

Ông Phước đề xuất cần thành lập một quỹ đầu tư liên vùng, trong đó một lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng là mỗi thành viên trong hội đồng quản trị để cùng xem xét những dự án quan trọng có tính chất kết nối liên vùng. 

Ông Phước cũng đề nghị trong điều kiện ngân sách đầu tư công có hạn, việc đầu tư hạ tầng giao thông nên theo hình thức đối tác công - tư. Tuy nhiên, theo ông Phước, hình thức đầu tư này hiện cũng gặp nhiều vướng mắc, chưa có sự thống nhất.

Đại diện Bộ Giao thông - vận tải cho biết quy hoạch đến 2020, vùng Đông Nam bộ có 11 cao tốc với tổng chiều dài 970 km, nhưng đến nay mới chỉ có hơn 120 km đưa vào hoạt động, do đó rất cần có quyết tâm chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Kết nối Đông Nam Bộ: Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui - Ảnh 8.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, cũng thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân các dự án hạ tầng giao thông kết nối ở phía Nam chậm hơn so với miền Bắc là do thiếu sự chỉ đạo thống nhất thực hiện theo quy hoạch được duyệt, cơ chế chỉ huy, phối hợp trong vùng còn yếu, lỏng lẻo. Do đó, theo ông Kiên, "các tỉnh cần phối hợp với nhau để chọn làm cái gì".

Ông Dư Phước Tân - trưởng phòng nghiên cứu quản lý đô thị, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - đánh giá việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa thiết thực và sát sườn.

Cụ thể, theo ông Tân, từ năm 2012, Thủ tướng có quyết định duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Từ đó đến nay đã 8 năm nhưng chưa có đánh giá tổng kết nào. Cho nên việc tổ chức hội thảo thời điểm này sẽ đánh giá lại tình hình triển khai quy hoạch. Mặt khác, vấn đề điều tiết ngân sách cho vùng rất yếu.

Đây là dịp tổng kết đánh giá cũng như kiến nghị Chính phủ vấn đề này.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Mau với chứ. Vội vàng lên với chứ!Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Mau với chứ. Vội vàng lên với chứ!

TTO - Hơn 10 năm hình thành trên giấy, đến nay dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mới ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư. Còn phải bao lâu nữa mới khởi công và thông xe?

Xem thêm: mth.79653059022110202-iuv-gnuc-cahk-hnit-gnourt-gnat-yan-hnit-ob-man-gnod-ion-tek/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kết nối Đông Nam Bộ: 'Tỉnh này tăng trưởng, tỉnh khác cũng vui'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools