vĐồng tin tức tài chính 365

Phim 18+ 'Chồng người ta': Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con

2020-11-23 11:10

Trailer phim 'Chồng người ta'

Giới thiệu về bộ phim, êkip cho biết Chồng người ta thuộc thể loại tâm lý, tình cảm gia đình có yếu tố LGBT (cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới). Mặc dù vậy, nếu yếu tố 18+ được gia giảm, đặc biệt ở các cảnh khỏa thân, và đào sâu hơn về tâm lý thì bộ phim sẽ đúng nghĩa dành cho gia đình hơn.

Bởi, những người cần xem bộ phim nhất chính là nhóm khán giả gia đình, đặc biệt là gia đình của người đồng tính, để biết trân trọng bản dạng giới và xu hướng tính dục của con em mình.

Phim 18+ Chồng người ta: Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con - Ảnh 2.

Trần Ngọc Vàng đóng khá trong vai diễn điện ảnh đầu tiên - Ảnh: ĐPCC

Lắt léo và rối rắm

Chồng người ta là một trong những phim Việt hiếm hoi có góc nhìn nghiêm túc về người đồng tính mà không lấy họ làm công cụ đùa giỡn.

Nếu Thưa mẹ con đi kể về hai chàng trai đối đầu với định kiến gia đình, Ngôi nhà bươm bướm kể về cặp đồng tính già nương tựa nhau, thì Chồng người ta kể về cặp vợ chồng trung niên đã có con trai lớn, nhưng người cha che giấu bí mật về giới tính.

Phim 18+ Chồng người ta: Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con - Ảnh 3.

Chồng người ta có câu chuyện lắt léo, nhiều bất ngờ nhưng cách dựng rối rắm - Ảnh: ĐPCC

Nhân vật chính của Chồng người ta là Cường (Trịnh Xuân Nhản), người đàn ông trung niên có vợ là Trúc (Yaya Trương Nhi) và cậu con trai Hải (Trần Ngọc Vàng). Nhưng đằng sau gia đình đầm ấm ấy là ám ảnh quá khứ về mối tình của Cường và người yêu thời trẻ tên Trung (Hữu Tài).

Một ngày, thanh niên lạ mặt tên Thắng (Lý Bình) xuất hiện và đe dọa tiết lộ bí mật ấy, hắn được chính vợ Trung là Hà (Thanh Trúc) giao nhiệm vụ báo thù. Bên cạnh đó, còn có tuyến nhân vật bạn thân của các nhân vật chính do do Hải Triều và Tú Hảo đóng.

Qua tóm tắt, có thể thấy Chồng người ta có khá nhiều nhân vật chính hoặc thứ chính cùng cốt truyện lắt léo, cách dựng phim đan xen giữa hiện tại và quá khứ.

Câu chuyện không đơn giản như những gì đoàn làm phim đã tung ra quảng bá. Việc ai là trung tâm của cuộc tình, ai là người thứ ba không dễ xác định, cộng thêm cú lật gần cuối phim khiến bản chất câu chuyện đảo lộn.

"Chào người đàn ông đã cướp chồng tôi" - câu nói khó hiểu trong trailer của một nhân vật nữ được tiết lộ khá bất ngờ. Phân đoạn chia ly xuất hiện trong mưa hai lần, lần thứ hai là cao trào cảm xúc với ca khúc Đừng chờ anh nữa khá tha thiết.

Phim 18+ Chồng người ta: Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con - Ảnh 4.

Chuyện tình Cường và Trung khá xúc động - Ảnh: ĐPCC

Các phân đoạn tình tứ, yêu đương của Cường và Trung được dựng lặp đi lặp lại, mỗi lần lại hé lộ thêm tình tiết mới để giải thích cho cuộc trả thù hiện tại. Những cảnh này khá xúc động, đặc biệt trong đêm chia ly đầy bi kịch, nhưng sẽ chạm đến trái tim hơn nếu người xem không bị phân tâm bởi những màn phô bày da thịt quá đà.

Một mặt, sự lắt léo của kịch bản tạo nên nhiều bước ngoặt, khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhưng điều này cũng là điểm yếu của phim, dẫn đến sự rối rắm trong cách dựng. Phim không khó hiểu, nhưng không dễ cảm.

Bi kịch kéo dài đến đời sau

Do có nhiều nhân vật được đầu tư nên đất diễn cho dàn diễn viên cũng bị xé lẻ. Nhưng chính điều đó khiến trọng tâm của phim không rõ là được đặt vào tuyến nào - phụ huynh hay con cái, quá khứ hay hiện tại - bởi chỉ một tuyến thôi cũng đã đủ nặng về tâm lý.

Phim 18+ Chồng người ta: Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con - Ảnh 5.

Cặp vợ chồng Cường - Trúc do Trịnh Xuân Nhản, Yaya Trương Nhi thủ vai - Ảnh: ĐPCC

Có lẽ, đạo diễn nên mạnh dạn lược bỏ những cảnh mô tả tâm lý quá dài của các nhân vật thứ chính, cả thời trẻ lẫn trung niên, để tập trung đẩy mạnh tuyến chính và thời hiện tại.

Vai chính của Trịnh Xuân Nhản khá yếu do ngoại hình, diễn xuất đều trơn bóng, thẳng đuột, thiếu cảm xúc. Thân hình chuẩn và làn da mướt mát có thể phù hợp với giai đoạn hiện tại, khi nhân vật khá giả và làm huấn luyện viên thể hình, nhưng lại thiếu chân thực vào thời trẻ, khi Cường còn là thanh niên nghèo, làm việc vất vả ở lò gạch và đem lòng yêu cậu chủ.

Diện mạo dàn diễn viên gây khó hiểu khi nhóm nhân vật trung niên trông quá trẻ, chỉ đáng tầm anh chị so với nhóm nhân vật con cháu họ và hành động cũng trẻ trung, nhí nhảnh nên cách biệt thế hệ không rõ ràng. Tông màu của phim cũng không thống nhất, lúc tươi sáng rực rỡ như phim học đường, lúc tối tăm bí ẩn như phim kinh dị.

Phim 18+ Chồng người ta: Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con - Ảnh 6.

Nhóm nhân vật trung niên trông quá trẻ trung - Ảnh: ĐPCC

Trong phim, nhân vật Hải có nhiều đất diễn, giúp khán giả hiểu thêm về nỗi niềm của con cái người đồng tính. Khi người đồng tính chọn che giấu bản thân, bi kịch sẽ kéo dài đến đời sau, đau khổ sẽ tiếp nối sang thế hệ khác. Đó là lý do họ cần được sống đúng với giới tính của mình.

Khi bí mật vỡ lở theo cách gây sốc nhất, Hải chịu tổn thương không thể nói thành lời. Dù lối diễn của Trần Ngọc Vàng không quá sâu sắc về nội tâm, anh vẫn bộc lộ được sự tiến triển của nhân vật.

Chồng người ta ra rạp từ 20-11.

'Ròm' thu 30 tỉ sau 3 ngày, phim Việt có 'vùng lên' giành khán giả?

TTO - Thành công của 'Ròm' tại phòng vé có đủ truyền cảm hứng cho các phim Việt như 'Tiệc trăng máu', 'Song song', 'Lật mặt'... sớm ra rạp?

Xem thêm: mth.85275418032110202-noc-hnis-ov-yal-pe-ib-hnit-gnod-iougn-hcik-ib-at-iougn-gnohc-81-mihp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phim 18+ 'Chồng người ta': Bi kịch người đồng tính bị ép lấy vợ, sinh con”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools