vĐồng tin tức tài chính 365

Từ Sài Gòn, vượt 200 cây số ăn tô phở miền Tây 'thơm ngọt như mía lùi'

2020-11-23 17:05
Từ Sài Gòn, vượt 200 cây số ăn tô phở miền Tây thơm ngọt như mía lùi - Ảnh 1.

Bức ảnh này chụp tô phở ở quán Bé Ba, tô phở được làm ở Châu Đốc nhưng được thưởng thức ở Sài Gòn.

Từ Nam chí Bắc, thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng ít nhất có một quán phở, người mỗi vùng lại giữ riêng mình một hương vị yêu thích. Riêng tôi không thích ăn phở, trừ phở của quán nhỏ nằm ở thành phố tỉnh lị cách Sài Gòn hai trăm cây số.

Tôi không rõ vì sao mình không thích ăn phở, món "quốc hồn quốc tuý" của Việt Nam mà đến người nước ngoài cũng "phát thèm". 

Ngày mới gặp chồng (lúc đó vẫn còn là người yêu), tôi nói với anh rằng mình không thích ăn phở, anh tròn mắt nhìn tôi, nói anh đã từng gặp người ăn phở mà không để miếng hành nào chứ người không thích ăn phở thì lần đầu. Vậy là trong suốt thời gian hẹn hò chúng tôi lang thang ăn tất tần tật những món ngon Sài Gòn, trừ phở.

Cho đến ngày anh ra đón tôi ở bến xe vào sáng sớm, lần đầu tiên tôi về quê anh. Có lẽ buổi sáng hôm ấy vừa mệt vừa đói, tôi để mặc anh chở đi đâu thì chở, không "ăn gì cũng được" như mấy lần trước.

Vừa mới bước qua cửa, mùi thơm của nước dùng khiến tôi tỉnh ngủ, thứ hương thanh ngọt từ xương. Ngọt chính là đặc trưng của phở nơi đây. Vị ngọt đúng độ không chói gắt hay lấn át những vị khác. Nếu bạn từng thưởng thức ẩm thực miền Tây, hẳn bạn sẽ bật ra trên môi nhận xét: "cái gì cũng ngọt". Có lẽ người miền Tây nhờ ăn gì cũng ngọt nên giọng mới như "mía lùi".

Phở miền Tây cũng ngọt do nhiều lẽ, ngọt từ nước dùng, ngọt đến thứ tương xay để chấm và rưới lên phở. Phở miền Tây an phận với cái sự không chính tông của mình. Người xứ khác đến thấy người miền Tây ăn phở có thể xem là lạ. Lúc nào trên bàn, cạnh ống đũa muỗng là chồng chén nhỏ để thực khách pha tương chấm riêng của mình chứ không cho trực tiếp vào tô.

Tiệm phở hôm đó tôi ăn cùng chồng cũng bày theo cách đặc trưng đó. Nhưng tương xay và tương ớt đựng trong hủ, thứ tương nhà làm chứ không phải đóng chai, nhìn sơ qua đã khác biệt. Tương loãng hơn chứ không đặc sệt, màu không nâu đậm như tương đóng chai mà hơi ngã sang vàng. Múc ra chén rồi cho thêm vài lát ớt tươi càng dậy mùi. 

Lấy đũa gắp miếng thịt bò vừa chín tới thấm nước dùng, chấm nhẹ vào tương, kẹp thêm ít lá quế, ngò gai, tương ngọt cùng ớt cay vừa chạm đầu lưỡi buổi sáng còn chưa được kích thích dần trở nên nhạy hơn, bắt rõ từng vị.

Chồng tôi ngồi đối diện, cười đắc ý. "Anh ăn quán này mười mấy năm, không đâu hợp khẩu vị như đây". Có lẽ anh thích ăn chỗ này phần nào vì cái không gian thân mật mà quán gợi lên. Vừa là nhà ở, vừa là chỗ buôn bán, không cần trang trí hay khẩu hiệu. 

Người bán, người chạy bàn không phải chị em bà con thì cũng hàng xóm, vừa bán vừa tám chuyện, gặp khách quen thì hỏi han cười đùa, không có khoảng cách.

Phở miền Tây cũng giống người miền Tây không câu nệ kiểu cách, không cần xưng "gia truyền" dù bán mấy đời, cũng không cần tự làm sang mình lên bằng cách "kiêu" với khách, lắm khi khách đến mà thịt thà đã hết, khách nói lỡ đến rồi thôi có gì dùng nấy, chủ quán cũng không ngại vét chút nước lèo còn lại làm tô phở "không người lái" đãi khách.

Chồng tôi bảo mười mấy năm rồi nó cũng vậy, quán không đổi, vị không đổi, cả khách anh cũng nhận ra mấy gương mặt quen dù không biết tuổi tên, chỉ có người là già đi. Anh kể hồi xưa là ba chở anh đến quán này, ăn tô phở lót lòng trước khi bắt đầu vô lớp học. 

Quán chẳng những rau miễn phí mà thịt thà cũng "hào phóng" như tính chủ nên ăn hết bánh mà thịt còn dư, có lần anh cứ kêu bánh thêm đến năm sáu chén, vừa nói anh vừa đưa tay ước chừng cho tôi chồng chén đó cao thế nào, lúc tính tiền bà chủ cứ trố mắt nhìn anh, "cái thằng ốm ốm mà ăn mạnh".

Giờ chúng tôi đã thành vợ thành chồng, thi thoảng nhớ về "cái thưở ban đầu lưu luyến ấy" tôi lại nghĩ về tô phở tôi ăn buổi sáng ở Châu Đốc, quán phở có cái tên chân chất Bé Ba với hương vị mà phở ở khắp Hà Nội, Sài Gòn cũng không làm tôi hài lòng được. Có lẽ đời tôi chỉ ăn được phở ở đúng một nơi đó, như chỉ yêu đúng một người đã chỉ cho tôi biết vị phở cũng như vị tình yêu.

Lần nào về quê, chồng cũng mua phở ở đúng quán đó đem lên chiều vợ. Ngồi trong ngôi nhà ở hẻm nhỏ Sài Gòn, hai vợ chồng hâm tô phở nóng, vừa ăn vừa ôn lại những ngày xưa cũ. Phở không phải là đặc sản quê nhà chúng tôi, nhưng chỉ vị phở mới làm chúng tôi bồi hồi đến vậy.

Có gì hấp dẫn trong Ngày của Phở 12-12-2020?

photo-1

Ngày của Phở 2020 sẽ tiếp tục với cuộc bình chọn "Top 10 thương hiệu phở được yêu thích" từ nay đến ngày 30-11. Top 10 năm 2020 sẽ được vinh danh tại Gala Ngày của Phở 12-12 (Hà Nội). Link bình chọn TẠI ĐÂY .

Năm nay, hành trình "Đi tìm người nấu phở ngon" sẽ mở thêm bảng B dành cho người yêu phở không phải là đầu bếp chuyên nghiệp, giúp tạo thêm sân chơi cho những bà nội trợ, những người đam mê món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc.

Vòng sơ khảo khu vực phía Bắc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11, còn khu vực phía nam sẽ diễn ra vào ngày 26-11.

Mời bạn đọc truy cập: ngaycuapho.tuoitre.vn hoặc email về: ngaycuapho@tuoitre.com.vn để đăng ký tham dự.

Cuộc thi ảnh và viết với chủ đề "Phở trong tôi" vừa được ban tổ chức công bố hiện đã nhận được nhiều bức ảnh, bài viết đầy cảm xúc, hứa hẹn lọt vào tầm ngắm của các chuyên gia, của những vị giám khảo khó tính nhưng luôn hết mình vì phở Việt.

Độc giả tham dự vui lòng gửi ảnh và bài về email photrongtoi@tuoitre.com.vn từ nay đến hết ngày 25-11.

Ngày của Phở 12-12 năm nay được tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đơn vị đồng hành chính Acecook Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành: VinPearl, Minh Long, sâm Ngọc Linh...

Có gì lạ trong tô phở Hà Nội này?Có gì lạ trong tô phở Hà Nội này?

TTO - Bức ảnh của luật sư Phùng Anh Tuấn ở Sài Gòn, đăng trên Facebook của mình, gọi đó là một trong "ngũ đại danh phở Hà Nội", và thách đố bạn bè, là những người Hà Thành sành sỏi: Đây là phở gì?

Xem thêm: mth.25870816132110202-iul-aim-uhn-togn-moht-yat-neim-ohp-ot-na-os-yac-002-touv-nog-ias-ut/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ Sài Gòn, vượt 200 cây số ăn tô phở miền Tây 'thơm ngọt như mía lùi'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools