vĐồng tin tức tài chính 365

6 điểm nhấn ngành ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng tốt, thu nhập ngoài lãi khả quan, tác động của Covid-19 đang dần được

2020-11-24 17:30


Lũy kế 9 tháng, tổng lợi nhuận các ngân hàng mà SSI Research nghiên cứu là 86,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ.

SSI Research ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ đạt từ 9% -10% so với đầu năm và cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng vào quý 4/2020.

SSI Research cũng cho rằng, triển vọng chung của ngành ngân hàng tốt hơn so với ước tính trước đây do ít bị ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19. Ước tính, lợi nhuận các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ giảm 6,2% trong năm 2020 sau đó phục hồi 21,8% trong năm 2021. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2020 và tăng tiếp 13,7% trong năm 2021.

Tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng tốt

Tổng tín dụng tăng thêm khoảng 153,3 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2020 - cao hơn khoảng 19% so với mức tăng trong quý 2/2020. Nhờ vậy, tín dụng tại cuối quý 3 tăng 2,9% so với quý trước và tăng 7,5% so với đầu năm. Các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng trưởng khá khiêm tốn (tăng 1,1% so với quý trước và tăng 3,4% so với đầu năm). SSI Research cho biết, có sự gia tăng tốc độ giải ngân tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (tăng 5,3% so với quý trước và tăng 12,9% so với đầu năm). Cho vay doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt trong khi cho vay bán lẻ có dấu hiệu phục hồi ở BIDV, MB và HDBank.

Trong quý 3, Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó mức cao nhất hiện nay là 23% ở Techcombank, TPBank và VIB.

Các ngân hàng đầu tư mạnh vào trái phiếu doanh nghiệp

Nghị định 81 khiến các công ty đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7 và tháng 8/2020; Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 3 tăng vọt lên 164,4 nghìn tỷ đồng (tăng 95% so với cùng kỳ).

Tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu cũng tăng thêm 43,5 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2020 lên 207 nghìn tỷ đồng (tăng 69,5% so với đầu năm), trong đó mức tăng mạnh nhất là ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.

Nhiều yếu tố hỗ trợ NIM cải thiện

Lãi suất huy động tiếp tục giảm trong quý 3/2020, giảm 50-175 điểm cơ bản ở tất cả các kỳ hạn, nâng tổng mức giảm trong 9 tháng 2020 là 150-250 điểm cơ bản. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng tăng trong toàn ngành (ngoại trừ VIB). Tỷ lệ CASA bình quân của 13 ngân hàng SSI Research nghiên cứu đạt 20,9% (tại ngày 30/9/2020) so với mức 19,5% (tại ngày 30/6/2020), đây là mức cao nhất trong ba năm qua. Do đó, chi phí vốn đã giảm 24 điểm cơ bản trong quý 3/2020, lũy kế giảm 37 điểm cơ bản trong 9 tháng 2020.

6 điểm nhấn ngành ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng tốt, thu nhập ngoài lãi khả quan, tác động của Covid-19 đang dần được phản ánh - Ảnh 1.

Trong khi đó, lợi suất tài sản sinh lãi bình quân tăng 15 điểm cơ bản so với quý trước lên 7,81%, do các gói lãi suất cho vay ưu đãi được triển khai trước đó cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã dần kết thúc trong quý 3/2020.

Tỷ lệ chênh lệch giữa lợi suất tài sản và chi phí vốn nới rộng và tăng trưởng tín dụng khởi sắc đã giúp NIM bình quân trong quý 3/2020 đạt mức 3,67%, tăng 39 điểm cơ bản so với quý trước - mức NIM cao nhất được ghi nhận trong 12 quý liên tiếp gần đây.

Thu nhập ngoài lãi vẫn khả quan, đặc biệt là thu nhập từ phí và hoa hồng

Thu nhập ngoài lãi trong quý 3/2020 của 13 ngân hàng đạt 19,2 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng thu nhập hoạt động. Điều này được thúc đẩy chủ yếu bởi thu nhập phí ròng của các ngân hàng tư nhân (tăng 51,7% so với cùng kỳ) và lãi kinh doanh ngoại hối trong các ngân hàng quốc doanh (tăng 18% so với cùng kỳ).

Thu nhập phí ròng và hoa hồng tăng mạnh 32% so với cùng kỳ, trong đó Techcombank dẫn đầu (tăng 80,2% so với cùng kỳ), tiếp theo là Sacombank (tăng 67% so với cùng kỳ), MB (tăng 59,3% so với cùng kỳ), VPBank (tăng 32,7% so với cùng kỳ) và BIDV (tăng 30,2% so với cùng kỳ).

Nhìn chung, các dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bancassurance và kiều hối đều phục hồi mạnh mẽ trong quý 3/2020 so với quý 2/2020 nhờ nhu cầu bị dồn nén sau thời gian thực thi chính sách giãn cách xã hội trong tháng 4 và tháng 5. Cụ thể, thu nhập của Techcombank từ phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp (tăng 199% so với cùng kỳ) đã tăng mạnh trước khi các quy định chặt chẽ hơn (Nghị định 81) có hiệu lực vào tháng 9/2020.

Tác động của dịch Covid-19 dần dần được phản ánh trong số dư nợ xấu của các ngân hàng

Mặc dù chi phí dự phòng trong quý 3/2020 tăng 18% so với quý trước, phần lớn trong số đó được sử dụng cho mục đích xóa nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng lên 1,77% (quý 3/2020) từ 1,68% (quý 2/2020). 

Ngoại trừ Techcombank có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6%, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại khác đều tăng từ 0,2% -0,7%; Tổng nợ xấu tại ngày 30/9/2020 là 91,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước.

6 điểm nhấn ngành ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng tốt, thu nhập ngoài lãi khả quan, tác động của Covid-19 đang dần được phản ánh - Ảnh 2.

Dư nợ tái cấu trúc thấp hơn mức bình quân đối với các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu

Các số liệu tổng hợp từ các ngân hàng cho thấy dư nợ tái cấu trúc giảm trong quý 3/2020, và hiện ở mức bình quân là 2,2% trong tổng dư nợ và giảm so với mức 2,7% vào cuối quý 2/2020. Số liệu này khá khác biệt so với công bố của Ngân hàng Nhà nước là dư nợ tái cấu trúc tăng từ 177 nghìn tỷ đồng (tại ngày 22/6/2020) lên 321,4 nghìn tỷ đồng (tại ngày 14/9/2020).

Hà My

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.18555445142110202-hna-nahp-coud-nad-gnad-91-divoc-auc-gnod-cat-nauq-ahk-ial-iaogn-pahn-uht-tot-gnourt-gnat-gnud-nit-gnah-nagn-hnagn-nahn-meid-6/nv.zibefac

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“6 điểm nhấn ngành ngân hàng: Tín dụng tăng trưởng tốt, thu nhập ngoài lãi khả quan, tác động của Covid-19 đang dần được ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools