vĐồng tin tức tài chính 365

Giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp giảm nặng vì dịch

2020-11-24 20:38

Vì ảnh hưởng dịch COVID-19, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) giảm mạnh về giá trị. Theo dự báo, khả năng hồi phục sớm nhất chỉ có thể từ giữa năm 2021.

Dù giảm mạnh, vẫn là thị trường bị ảnh hưởng ít

Giá trị M&A tại Việt Nam đã giảm hơn một nửa so với năm 2019. Theo đó, ước tính tổng giá trị M&A năm 2020 chỉ đạt khoảng 3,5 tỉ USD so với mức 7,2 tỉ USD của năm 2019.

Thế nhưng, thị trường M&A năm 2019 cũng đã có những biến động nhất định khi giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp chỉ đạt bằng 94,7% so với năm 2018 trước đó.

Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC Institute), thị trường M&A Việt Nam vẫn được đánh giá là ít bị tác động nhất so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Còn trong nhóm 6 quốc gia gồm Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam đạt thang điểm cao nhất theo tiêu chí không bị tác động tiêu cực.

Theo các con số được công bố tại Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2020 diễn ra ngày 24.11 tại TPHCM, tính từ tháng 6.2019-10.2020, các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam rơi chủ yếu vào những lĩnh vực như bất động sản, tài chính – ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ. Tỉ trọng giá trị M&A của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhờ vào sự chủ động thực hiện những thương vụ của các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, giá trị của doanh nghiệp Việt là bên mua trong các thương vụ M&A trong giai đoạn trên đã tăng lên mức 1/3 tổng giá trị thay vì chỉ chiếm 11,8% như năm 2018.

Ông Phan Đức Hiếu – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) – cho rằng, những tín hiệu M&A trong năm 2020 còn cho thấy doanh nhiệp Việt không chỉ xuất khẩu hàng hóa sang các nước mà còn sẵn sàng thực hiện các thương vụ M&A tại những thị trường xuất khẩu mục tiêu đó trong năm 2021.

Đi tìm những cú hích mới

Nhóm nghiên cứu thuộc CMAC cho rằng, các dự báo về thị trường M&A nói chung và giá trị M&A tại thị trường Việt Nam năm 2021 nói riêng khá là thận trọng. Sự phục hồi đến sớm nhất phải từ giữa năm 2021 trở đi và giá trị có thể chỉ đạt mức bình quân của giai đoạn 2014-2017, tức từ 4,5-5 tỉ USD. Các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp có lẽ vẫn là tâm điểm của các thương vụ M&A trong năm 2021.

Tuy nhiên, những lĩnh vực mới được cho là sẽ góp phần tạo ra cú hích trên đường hồi phục của thị trường M&A Việt Nam, như ngành viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục… sẽ mang đến giá trị đáng kể. Hiện nay, các đối tác thực hiện M&A nhiều nhất đến từ 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, nhóm “big 4” này cũng được cho là sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong những năm tới.

Để trở lại mức giá trị M&A trên thị trường Việt Nam tương đương với năm 2019, các dự báo cho rằng phải đến năm 2022. Khi đó, giá trị M&A dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỉ USD.

Một số lĩnh vực mới được luật sư Trần Ngọc Hân thuộc Công ty luật Russin & Vecchi đề cập đến như một nhân tố mới trên thị trường M&A là thương mại điện tử, y tế, có thể trở thành xu hướng trong năm 2021. Trong khi đó, ông Eric Johnson – luật sư thuộc Công ty luật Freshfields Bruckhaus - lại nhấn mạnh đến nền kinh tế số, chính là điểm đến mà các nhà đầu tư Mỹ muốn tìm kiếm sự khác biệt.

Xem thêm: odl.930758-hcid-iv-gnan-maig-peihgn-hnaod-pahn-pas-nab-aum-irt-aig/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp giảm nặng vì dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools