vĐồng tin tức tài chính 365

Cất cánh từ 'đường băng' Thương hiệu quốc gia Việt Nam

2020-11-25 09:19
Cất cánh từ đường băng Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Ảnh 1.

Nhiều chương trình truyền thông, tuyên truyền quảng bá thương hiệu quốc gia được triển khai thực hiện - Ảnh: BCT

Trao đổi với Tuổi Trẻ trước thềm lễ công bố Thương hiệu quốc gia Việt Nam diễn ra ngày 25-11, ông Vũ Bá Phú - cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) - khẳng định cùng với quá trình hội nhập từ sớm, Chính phủ đã quan tâm đến vai trò của thương hiệu, trong đó có chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Do đó, từ năm 2003 đến nay chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức các bên về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. 

Từ 30 doanh nghiệp năm 2008, năm nay đã có 124 doanh nghiệp được vinh danh có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Ông Phú cho hay con số này tăng cao qua các thời kỳ cũng có nghĩa số lượng các thương hiệu mạnh của Việt Nam đang dần tăng cao, Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ càng có cơ hội vươn ra thế giới.

Khởi đầu của quá trình phát triển bền vững

* Thưa ông, khi có sản phẩm là Thương hiệu quốc gia Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhận được những hỗ trợ gì của Chính phủ?

- Mỗi doanh nghiệp để khẳng định vị trí trên thị trường đều cần có riêng một thương hiệu, đó là tài sản phi vật chất và có vai trò quan trọng trong kinh doanh. Vì vậy, chương trình Thương hiệu quốc gia luôn chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy và phát triển thương hiệu kết hợp với quảng bá thương hiệu ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cụ thể, với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn phát triển.

Như với ngành thực phẩm khi có các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, chúng tôi tích cực tuyên truyền phổ biến về việc bảo vệ thương hiệu, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như tại thị trường nước ngoài với thương hiệu ngành hàng Foods of Vietnam.

Cục đã mời các chuyên gia hàng đầu về thương hiệu đào tạo, phổ biến về bảo vệ thương hiệu. Phối hợp với các hiệp hội ngành hàng thực phẩm, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá tại các hội chợ triển lãm quốc tế lớn như Sial (Paris), Anuga (Đức), BioFach (Đức), Boston (Mỹ), Foodex (Nhật Bản), Gulf Food (Dubai)...

Đây là cơ hội gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với những nhà ra quyết định chủ chốt trong lĩnh vực mua hàng thuộc tất cả các ngành nghề liên quan đến thực phẩm và đồ uống, dịch vụ cung ứng thực phẩm đến từ các nước khác trên khắp thế giới.

Đó chính là lý do tại sao chương trình Thương hiệu quốc gia không phải là một giải thưởng, mà là sự khởi đầu cho cả một quá trình phát triển lâu dài, bền vững. Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, tăng tần suất phủ sóng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu tại thị trường quốc tế.

Sự đi lên của một doanh nghiệp được thể hiện ở rất nhiều yếu tố, đặc biệt với các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia thì những yếu tố mang tính bền vững, cốt lõi lại càng được chú trọng.

Ông VŨ BÁ PHÚ - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương)

Vượt trở ngại giao thương quốc tế

* Nhiều Thương hiệu quốc gia đã phát triển định danh thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vậy để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu với những sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Bộ Công thương có những chương trình gì?

- Với vai trò là cơ quan quản lý chương trình Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương đã áp dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tế các biện pháp hỗ trợ thâm nhập thị trường xuất khẩu, tư vấn phát triển kinh doanh, thiết lập hệ thống thông tin và kiến thức cập nhật về thương hiệu phục vụ doanh nghiệp hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU...

Đơn cử với ngành dệt may, hệ thống tham tán đã phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài cung cấp thông tin thị trường thông qua các báo cáo nghiên cứu thị trường, cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu. 

Mục đích để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những trở ngại trong giao thương quốc tế do các hàng rào phi thuế quan cũng như các tiêu chuẩn phát triển bền vững được các nước dựng lên.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Công thương đã thường xuyên phối hợp với các địa phương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp ngành dệt may áp dụng hình thức kết nối thị trường thông qua các nền tảng số, trên môi trường Internet... 

Hay đối với mặt hàng nông, lâm thủy sản, thị trường truyền thống vốn là Trung Quốc. Song vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn nên lượng tiêu thụ giảm rõ rệt. Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp các địa phương, hiệp hội để tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu thị trường các nước. 

Từ đó, chúng tôi liên hệ với hệ thống tham tán ở thị trường ưu tiên và đề nghị họ trực tiếp làm việc với những tập đoàn nhập khẩu hay những tổ chức nhập khẩu của nước sở tại để kết nối, qua đó có thể hỗ trợ kết nối xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu cho các địa phương, cho các doanh nghiệp. Tôi cho rằng hoạt động này rất kịp thời và hiệu quả và cũng góp phần nào hỗ trợ giải quyết được những khó khăn thời gian qua.

Khẳng định vị thế trên sân nhà

* Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới rất tốt nhưng khi trở về sân nhà lại gặp muôn vàn khó khăn. Vậy thông qua chương trình này Bộ Công thương có các hoạt động nào giúp doanh nghiệp thâm nhập sâu thị trường nội địa?

- Đúng là thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng, nên để hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tại sân nhà, Bộ Công thương đã triển khai những hoạt động hỗ trợ rất thiết thực thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận biết cũng như nhận thức của người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.

Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm, Bộ Công thương đã tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối lớn trong nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất hàng hóa, đồng thời hỗ trợ cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, Bộ Công thương thường xuyên triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm nhằm nâng giá trị gia tăng của các sản phẩm cũng như tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài. 

Chuỗi các hoạt động truyền thông các sản phẩm ngành thực phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông số và qua các phóng sự, bài viết đăng tải trên báo chí, truyền hình giúp quảng bá các sản phẩm thực phẩm đạt Thương hiệu quốc gia là những sản phẩm uy tín, chất lượng với người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên cả nước.

Cất cánh từ đường băng Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Ảnh 3.

Đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2019, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt gần 10 tỉ USD, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia như Thaco, Hòa Phát, Vinamilk, Habeco, Vietcombank, Vietnam Airlines, Cadivi, Viglacera, Saigontourist...

Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng và giữ vững thương hiệu cần trở thành yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước.

124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020124 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2020

TTO - Số lượng doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 lên tới 124 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, tăng hơn rất nhiều so với năm 20218, theo Bộ Công thương.

Xem thêm: mth.79633041242110202-man-teiv-aig-couq-ueih-gnouht-gnab-gnoud-ut-hnac-tac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cất cánh từ 'đường băng' Thương hiệu quốc gia Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools