vĐồng tin tức tài chính 365

EU và nhiều quốc gia tạm ngừng đàm phán về tín dụng xuất khẩu

2020-11-25 14:10

EU và nhiều quốc gia tạm ngừng đàm phán về tín dụng xuất khẩu

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Tín dụng xuất khẩu từ các quốc gia EU và nhiều nước khác vốn là các khoản vay ưu đãi dài hạn, lãi suất thấp, giá trị lớn được nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam tận dụng. Tuy nhiên, mới đây, Liên minh châu Âu đã tuyên bố ngừng đàm phán về các khoản vay theo hình thức này.

Vietnam Airlines từng vay hàng trăm triệu đô la theo hình thức tín dụng xuất khẩu để đầu tư đội bay. Ảnh: VNA

Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, ngày 19-11, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Úc, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ... đã tạm đình chỉ việc tham gia các cuộc đàm phán kỹ thuật trong Nhóm công tác quốc tế (IWG) về tín dụng xuất khẩu.
Đây là các khoản hỗ trợ tín dụng của Chính phủ (chẳng hạn bao gồm các khoản vay, bảo lãnh hoặc bảo hiểm) nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường truyền thống và mở ra các thị trường mới. Mặc dù các khoản tín dụng xuất khẩu của chính phủ được WTO cho phép với những điều kiện nghiêm ngặt, nhưng việc lạm dụng chúng có thể làm suy yếu một sân chơi bình đẳng giữa các nhà xuất khẩu.

Kể từ năm 2012, IWG bắt đầu đàm phán một bộ quy tắc về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của chính phủ (ví dụ: lãi suất tối thiểu, phí bảo hiểm tối thiểu hoặc điều khoản trả nợ tối đa của khoản vay). IWG bao gồm tất cả các quốc gia đã tham gia Thỏa thuận về các khoản tín dụng xuất khẩu được hỗ trợ chính thức dưới sự bảo trợ của OECD cũng như một số nhà cung cấp tài chính xuất khẩu lớn khác như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi.

Qua hình thức tín dụng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã ký các hợp đồng vay vốn dài hạn với các tổ chức tín dụng nước ngoài để đầu tư các dự án lớn. Như CitiBank cách đây 10 năm đã thu xếp khoản vay 470 triệu đô la cho Dự án Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch (giai đoạn 2). Hoặc Vietnam Airlines vay 780 triệu đô la Mỹ để đầu tư đội bay thân rộng trong giai đoạn 2010-2020.

Các khoản vay tín dụng xuất khẩu đến từ các quốc gia nói trên hầu hết phải được Chính phủ bảo lãnh do thời gian vay dài, giá trị vay lớn và mua hàng cho dự án từ các quốc gia nói trên. Tuy nhiên, điều kiện giải ngân của các khoản vay, ví dụ như khi ký hợp đồng xong là tiền giải ngân về tài khoản, bất kể doanh nghiệp dùng đến hay chưa khiến gánh nặng nợ vay cũng đè nặng lên các doanh nghiệp vay vốn.

Xem thêm: lmth.uahk-taux-gnud-nit-ev-nahp-mad-gnugn-mat-aig-couq-ueihn-av-ue/860113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“EU và nhiều quốc gia tạm ngừng đàm phán về tín dụng xuất khẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools